Trà Đại Hồng Bào

Trà Đại Hồng Bào là một trong bốn loại trà nổi tiếng nhất ở Vũ Di, Phúc Kiến, được coi là loại trà ô long cao cấp nhất của Trung Quốc. Nước trà Đại Hồng Bào có hương thơm thanh khiết giống như trà xanh và có vị êm dịu như trà đen, màu nước đỏ cam đẹp mắt.

Trà Đại Hồng Bào

Trà Đại Hồng Bào chủ yếu được sản xuất ở vùng núi Vũ Di nằm ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Đây là một trong những khu vực sản xuất trà nổi tiếng của Trung Quốc.

Trà Đại Hồng Bào đặc biệt quý hiếm nhất được thu hoạch chế biến từ 6 cây trà cổ thụ ở vách đá Cửu Long Khoa của dãy núi Vũ Di được gọi là Đại Hồng Bào mẹ. Sản lượng từ 6 cây này là khoảng 500 gram hàng năm. Vì vậy, giá rất đắt ( khoảng 1,2 triệu USD/ kg) và nó thường không được bán trên thị trường. Sáu cây trà này hiện nay được bảo vệ và bảo tồn nghiêm ngặt, được xem như Quốc Bảo của Trung Quốc.

Việc thu hái và chế biến trà lọa trà này rất công phu. Mỗi mùa xuân, 3-4 chồi lá mới được hái để chế biến. Quy trình chế biến trà Đại Hồng Bào cơ bản bao gồm: Làm héo > lắc tung > Ô xi hóa lá trà từ 50% – 60% > cán trà > sao trà > thành phẩm.

Quy trình sản xuất các loại trà

Các loại trà khác nhau chủ yếu do các phương pháp chế biến khác nhau. Sau đây là tóm tắt quy trình chế biến các loại trà: Bạch trà, Lục trà, Ô Long trà, Hồng trà, Phổ Nhĩ trà:

Quy trình sản xuất các loại trà

Quy trình sản xuất các loại trà

Quy trình chế biến trà Ô Long

Để có loại trà Ô Long thành phẩm, các nhà sản xuất phải thực hiện quy trình chế biến trà Ô Long như sau:

  1. Thu hoạch

Khi hái lá để chế biến Ô Long, người hái trà chờ cho đến khi chồi trên cây trà đã mở và dày lên. Tùy thuộc vào hình dạng dự định của sản phẩm cuối cùng, người hái sẽ ngắt bất cứ nơi nào từ ba đến năm lá cùng một lúc. Lý do để hái những chiếc lá già hơn, dày hơn là vì chúng có khả năng chịu đựng được quá trình nhào và tạo hình mãnh liệt theo quy trình sản xuất Ô long.

2. Làm héo
Ô long thường được làm héo dưới ánh mặt trời hoặc trong ánh sáng khuếch tán dưới bóng râm di động ngoài trời. Một khi lá bị bầm, quá trình héo tiếp tục, thường ở trong nhà. Quá trình héo thay đổi tùy từng nhà sản xuất, nhưng mục tiêu của làm héo là như nhau: chuẩn bị lá để xử lý thêm bằng cách làm cho chúng mềm. Lá trà bị héo cho phép hương thơm phát triển.

3. Bầm tím 
Bước xử lý riêng biệt trong quy trình chế biến trà Ô Long là bầm tím. Mục tiêu của việc làm bầm lá là để bắt đầu quá trình oxy hóa. Để làm như vậy, tùy thuộc vào loại trà và người sản xuất, lá sẽ bị cán, rung hoặc thậm chí cuộn tròn.

Khi lá bị bầm, các thành tế bào trong phần bị bầm của lá bị phá vỡ, bắt đầu quá trình oxy hóa. Các lá sau đó được để khô héo và oxy hóa trước khi bị bầm tím thêm. Quá trình lặp lại này tiếp tục cho đến khi đạt được mức độ oxy hóa mong muốn.

Trà Ô long thường được gọi là trà bán oxy hóa và như vậy có thể được thực hiện ở một loạt các mức độ oxy hóa. Các loại trà Ô long bị oxy hóa từ10% đến khoảng 90% tùy theo loại từ xanh nhất đến gần đen.

4. Diệt men
Một khi mức độ oxy hóa mong muốn đạt được bằng cách liên tục làm bầm lá và cho phép chúng khô héo, chúng được làm nóng để ngăn chặn quá trình oxy hóa tiếp theo. Hầu hết Ô Long được cố định bằng không khí nóng trong lò sấy.

5. Định hình
Theo truyền thống, Ô long được xử lý thành hai hình dạng khác nhau: hình dạng nửa quả bóng (còn được gọi là hình dạng viên) và hình dạng dải (còn được gọi là hình dạng sọc).

Những Ô Long dạng viên được tạo hình bằng cách sử dụng quy trình lặp được gọi là nhào vải bọc, trong đó lá trà được bọc trong vải và nhào. Khi điều này được thực hiện, các lá kết lại với nhau và tạo thành một quả bóng chặt chẽ. Khối lá được nhẹ nhàng tách ra và sau đó nhào vào vải một lần nữa. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều giờ.

Ô long hình dải được cuộn bằng tay hoặc bằng máy mà không sử dụng vải. Chúng được xoắn theo chiều dài thay vì cuộn thành một quả bóng. Trong quá trình cuộn, lượng áp lực tác động lên lá được theo dõi cẩn thận để lá không bị xé toạc.

6. Sấy khô và rang
Trà Ô Long được sấy khô lần đầu trong các lò sấy để làm khô lá từ từ. Điều này thường được gọi là sấy lần đầu.

Quá trình sấy thứ hai, còn được gọi là rang. Rang được thực hiện để tăng hương vị trà và giúp bảo quản được lâu hơn và là bước cuối cùng quy trình chế biến trà Ô Long

quy trình chế biến trà Ô Long

Thập đại danh trà

Thập đại danh trà Trung Hoa là 10 loại trà được coi là nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Trà Xuất xứ Địa phương Loại
Trà Long Tỉnh
(龙井)
Tây Hồ, Hàng Châu Chiết Giang Trà xanh
Trà Bích Loa Xuân
(碧螺春)
Động Đình hồ, Tô Châu Giang Tô Trà xanh
Trà Thiết Quan Âm
(铁观音)
An Khê, Tuyền Châu Phúc Kiến Trà ô long
Trà Mao Phong
(毛峰)
Hoàng Sơn An Huy Trà xanh
Trà Ngân Châm
(银针)
Quân Sơn, Nhạc Dương Hồ Nam Trà vàng
Hồng trà
(祁门)
Kỳ Môn An Huy Trà đen
Nham trà
(岩茶)
Vũ Di Sơn Phúc Kiến Trà ô long
Trà Qua Phiến
(瓜片)
Lục An An Huy Trà xanh
Trà Mao Tiêm Đô Quân
(毛尖)
Đô Quân Quý Châu Trà xanh
Trà Mao Tiêm Tín Dương
(毛尖)
Tín Dương Hà Nam Trà xanh

 

Nguồn: wikipedia

Trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm là một cực phẩm của trà Ô Long (thuộc nhóm trà Ô Long). Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc. Sau khi pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, tục xưng là có “âm vận”. Trà Thiết Quan Âm vừa ngon vừa lâu, có thể nói “bảy nước còn dư hương”.

trà thiết quan âm

Trà Thiết Quan Âm vốn được sản xuất ở trấn Tây Bình huyện An Khê có hơn 200 năm lịch sử.

Nguồn gốc của trà Thiết Quan Âm

Ở An Khê còn lưu truyền một câu chuyện: Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, trên vườn trà ở trấn Tây Bình, huyện An Khê, Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà cúng dường lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông.

Một đêm, Ngụy Ẩm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh mất cơn mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng. Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng.

Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm.

Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ, là một trong “Thập đại danh trà” của Trung Hoa.

Cây trà Thiết Quan Âm bẩm sinh vốn yếu mềm nên người trồng trà phải chăm sóc kỹ. Cuối tháng ba hàng năm cây trà đâm chồi, đầu tháng năm bắt đầu thu hái. Cây trà Thiết Quan Âm ra búp quanh năm, nhưng sản lượng vào mùa xuân là nhiều nhất, hương trà vào mùa thu là thơm đượm nhất.

Phân loại trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm hiện tại được chia thành 3 dòng dựa theo hương vị như sau: Thanh Hương, Nùng Hương và Trần Hương:

  • Thiết Quan Âm Nùng Hương: Đây là loại Thiết Quan Âm được gia nhiệt ở mức độ cao. Dòng Thiết Quan Âm này cho màu nước sắc xanh, ánh vàng. Vị trà có đắng hơn so với Thanh Hương.
  • Thiết Quan Âm Thanh Hương: Dòng trà này được gia nhiệt thấp hơn dòng Nùng Hương, chú trọng vào mùi hương của trà, nước trà sau khi pha có màu xanh ngọc bích. Mùi hương là điều đặc biệt nhất, tùy theo cấp độ mà mùi hương có thể giữ được trong 5-7 nước hay 8-10 nước
  • Thiết Quan Âm Trần Hương: Đây là phiên bản sao hoàn toàn của Thiết Quan Âm, dòng này có phong cách cổ điển, mùi hương nồng, ấm áp hơn và đặc trưng của viên trà có màu nâu sẫm.

Nguồn: Tổng hợp

Trà Ô Long

Trà Ô Long ( Oolong) là một loại trà truyền thống có nguồn gốc từ Phúc Kiến – Trung Quốc, được sản xuất qua một quá trình độc đáo: Lá trà được làm héo dưới ánh mặt trời và trải qua quá trình oxy hóa và đạt đến mức oxy hóa mong muốn Các lá trà sau đó được sấy diệt men (ở một mức nhiệt độ nhất định) để ngăn chặn quá trình oxy hóa và được định hình, cuối cùng là sấy khô.

Đây là loại trà bán oxy hóa, tức là loại trà được kiểm soát và dừng lại trước khi lá trà được oxy hóa hoàn toàn, do vậy mà trà Ô Long được mô tả là ở giữa trà xanh và trà đen.

Trà Ô Long

Trong văn hóa trà Trung Quốc, trà Ô Long được chia thành nhiều nhóm. Hương vị của mỗi nhóm trà lại khác nhau tùy thuộc vào vườn trồng trà và phong cách chế biến của mỗi nơi sản xuất.

Một số chất oxy hóa chính có trong trà Olong là polyphenol, theaflavin, thearubigins và EGCG. Đây là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Trà Ô Long là một giống trà quý, chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới – Trước kia vốn chỉ được trồng và sản xuất ở Trung Quốc tại 3 vùng: Phúc Kiến – Quảng Đông – Đài Loan. Các dòng nổi tiếng:

  • Đại Hồng Bào – Trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến).
  • Thiết Quan Âm – An Khê (Nam Phúc Kiến).
  • Ô long Đài Loan 
  • Ô long Pao Chửng 

Hiện nay, giống trà Ô long đã được trồng và chế biến tại Việt nam, chủ yếu tại các vùng như:  Lâm Đồng (Bảo Lộc, Cầu Đất – Đà Lạt), Mộc Châu, Yên Bái… Các giống được trồng tại Lâm Đồng là giống Cao Sơn Ô long Đài Loan.

Công dụng của trà Ô long:

  • GiCholesterol: Trà được oxy hoá một phần như Ô long chứa polyphenol có khả năng kích hoạt enzyme hoà tan chất béo, giảm cholesterol và tăng cường sức khoẻ tim mạch. 
  • Tăng trao đi cht, giúp gim cân: Trà Ô long giúp bạn đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn bằng cách tăng cường sự trao đổi chất kéo dài 2 giờ sau khi sử dụng. Ngoài ra trong trà cũng chứa polyphenol có khả năng ức chế enzyme tạo chất béo, điều này có nghĩa là bạn có thể giảm cân với trà Ô long, miễn là bạn đừng uống nó với đường.                                    
  • Tăng s tnh táo: Trà là một loại chất dinh dưỡng giúp tăng hiệu suất của não một cách tự nhiên, vì nó có chứa caffeine. Nếu nhạy cảm với caffeine – hãy pha nhạt hơn và uống ít hơn.
  • Tăng cường h thng min dch: Thường được gọi là đặc tính chống ung thư, trà Ô long hỗ trợ duy trì một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngăn ngừa tổn thương tế bào, protein chống vi khuẩn cao hơn ở những bạn hay uống trà.
  • Bo v đường tiêu hoá: Với những người không nhạy cảm với caffeine, trà giúp kiềm hoá đường tiêu hoá, giảm viêm với những bạn bị tăng lượng axit gây loét dạ dày. Nó còn có tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại vùng bụng. Hương vị mịn màng cũng giúp làm dịu dạ dày của người dùng
  • Làm tóc chc khe: Gội đầu bằng lá trà, hàm lượng các chất chống oxy hoá cao trong trà ngăn ngừa sự rụng tóc, nó còn giúp tóc bạn dày, mềm và bóng.
  • Ci thin tình trng ca da: Nếuda nhạy cảm và bị dị ứng, trà có thể giúp kìm hãm dị ứng vì nó giúp chống lại các gốc tự do, đó là đặc tính y học của các chất chống oxy hoá trong trà. Các chất này cũng cần thiết giúp da đàn hồi và trẻ trung, làm chậm quá trình lão hoá, một thức uống chống lão hoá tuyệt vời nhỉ!
  • n đnh lượng đường trong máu: Những người bị tiểu đường sẽ được hưởng lợi từ việc uống trà Ô long, polyphenol có trong trà là một chất kỳ diệu trong quá trình chuyển hoá đường, giảm lượng glucose trong máu.
  • Nga loãng xương và giúp xương chc kho: Những người uống trà thường xuyên ít có khả năng bị giảm mật độ khoáng trong xương, giúp giữ lại các khoáng chất hữu ích trong thực phẩm. Lá trà còn cung cấp cho bạn canxi và magie.
  • Nga sâu răng: Trà Ô long cũng như trà xanh bảo vệ răng khỏi axit tiết ra bởi các loại vi khuẩn nhất định trong miệng, ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám.
  •                                      
error: Content is protected !!