Trà Shan Tuyết

Trà Shan Tuyết là loại trà đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Trà Shan Tuyết loại thông dụng là trà xanh có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong nhẹ.

 

Cây chè Shan Tuyết là loại cây chè cổ thụ đến vài trăm năm tuổi, cao đến vài mét. Loại chè này sinh trưởng ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét ở khu vực núi cao Tây Băc Việt Nam hoặc khu vực tương đương ở vùng Vân Nam, Trung Quốc. Ở địa hình mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho trà Shan tuyết có chất lượng tốt.

trà shan tuyết

Chè Shan tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên trong các cánh rừng trà bởi người dân tộc Vùng cao, không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là trà sạch.

Cây chè Shan Tuyết chủ yếu phân bổ tại vùng Tây Bắc, cây chè Shan tuyết có có nhiều ở Sơn La (Tà Xùa) hay Yên Bái (Suối Giàng) nhưng nhiều nhất là ở vùng Hà Giang.

Trà Shan Tuyết

Từ xưa, trà được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc vùng cao Tây Bắc. Hiện nay, có khá nhiều loại trà được chế biến từ cây chè Shan Tuyết như Hồng trà, Lục trà, Bạch trà, trà bánh lên men theo phương pháp trà Phổ Nhĩ , …

 

Quy trình sản xuất các loại trà

Các loại trà khác nhau chủ yếu do các phương pháp chế biến khác nhau. Sau đây là tóm tắt quy trình chế biến các loại trà: Bạch trà, Lục trà, Ô Long trà, Hồng trà, Phổ Nhĩ trà:

Quy trình sản xuất các loại trà

Quy trình sản xuất các loại trà

Hồng trà

Hồng Trà bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời nhà Minh, và được tạo ra tại khu vực núi Vũ Di tỉnh Phúc Kiến, với tên gọi là “Chính Sơn Tiểu Chủng”.

Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà được sản xuất bởi Gia tộc Giang Thị tại Vũ Di Sơn, thôn Đồng Mộc, đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm.

Tên gọi Hồng Trà xuất phát từ nước trà có màu nâu đỏ sau khi pha. Hồng trà còn có tên gọi là Black Tea (theo tiếng Anh) do trà có màu đen.

Loại trà này được tạo nên từ quá trình lên men ( oxy hóa toàn phần 100%) búp, lá trà để chúng chuyển hóa từ màu xanh lục sang màu nâu sậm hoặc màu đen

Các loại Hồng Trà tại Trung Quốc:

Cơ bản có một số loại Hồng trà lớn được phân loại dựa vào các phương pháp gia công chế biến và hình thái trà thành phẩm và hình thái trà phẩm khác nhau:

hồng trà

1.Tiểu Chủng Hồng Trà : là loại Hồng Trà lâu đời nhất, nguồn gốc để biến tấu ra các loại khác. Tiểu Chủng Hồng Trà được phân chia thành Chính Sơn Tiểu Chủng và Ngoại Sơn Tiểu Chủng

  • Chính Sơn Tiểu Chủng được sản xuât tại Trấn Đồng Mộc Quan, Thôn Tinh, Vũ Di Sơn, Phúc Kiến. còn có tên gọi là Đồng Mộc Quan Tiểu Chủng”.
  • Ngoại Sơn Tiểu Chủng được sản xuất chủ yếu tại các vùng khác của Phúc Kiến, Thản Dương, Cổ Điền, Sa huyền. Ngoại Sơn Tiểu Chủng đều dựa vào chất lượng của Chính Sơn Tiểu Chủng mà chế biến.

2. Công Phu Hồng Trà : Loại Hồng Trà vô cùng đặc biệt, được làm từ nguyên liệu búp trà non mềm, sau khi thành phẩm trà được cuốn lại một cách chặt chẽ, kích thước đều đặn, màu sắc đen bóng, nồng hậu, vị dịu mà ngọt nồng, màu sắc lá trà và nước trà sau khi được pha có màu đỏ tươi sáng ngời, mang trong mình phẩm chất đặc biệt.

Công Phu Hồng Trà là sản phẩm đặc biệt của Trung Quốc và cũng là sản phẩm xuất khẩu truyền thống. Ở Trung Quốc có mười mấy tỉnh sản xuất Công Phu Hồng Trà ( bao gồm khu trồng trà chính là Tân Cương, Tây Tạng).

3. Hồng Toái Trà : là loại trà dựa trên hình dạng lá trà chế biến thành phẩm mà gọi tên, trà vụn, trà phiến, mạt trà. Nơi sản xuất phân bố tương đối rộng từ Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây.

4. Tốc Dung Hồng Trà : là sản phẩm lá trà gia công, dùng nguyên liệu lá trà thuần tự nhiên, sau khi được hong khô sẽ được xay thành bột trà mịn, được phun sương để vo thành viên sau đó hong khô rồi đóng hộp.

5. Mã Biên Công Phu : là sản phẩm mới của Hồng Trà, do xưởng trà Kim Tinh Mã Biên ở Tứ Xuyên sáng tạo ra, tuyển chọn từ nguồn nguyên liệu lá trà nhỏ Tứ Xuyên ở độ cao 1200 – 1500 trên mực nước biển, kết hợp với công nghệ chế biến Công Phu Hồng Trà để sản xuât.

Điều kiện trồng Hồng Trà:

  • Khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Nhiệt độ không khí cao, có đủ lượng mưa
  • Tính Axit trong thổ nhưỡng tốt
  • Thổ những có tính thoát nước tốt

Vào mùa thu hoạch Hồng Trà, thì nhiệt độ trong ngày khô, ẩm cũng ảnh hưởng đến lá trà có chất lượng tốt hay không.

Tác dụng của Hồng trà:

  • Chất tannin trong hồng trà giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Phòng tránh một số bệnh về tim mạch, tiểu đường.
  • Giúp tinh thần tỉnh táo do có hàm lượng caffeine nhất định.
  • Lợi tiểu, giải độc, giảm nhiệt, sát trùng vết thương.
  • Ngăn ngừa sâu răng, giúp diệt khuẩn, cung cấp thêm các vitamin chống lão hóa, đẹp da, bảo vệ dạ dày.
  • Chất acid giúp tiêu hao bớt lượng mỡ thừa, chất chống oxy hóa EGCG giúp phòng ngừa ung thư.
  • Dưỡng tóc bóng đẹp…

Những lưu ý khi sử dụng hồng trà:

  • Không nên uống trà quá đặc, dễ làm hại cho dạ dày.
  • Nên uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng, vì tránh làm cho một số hợp chất trong trà gây ra phản ứng hóa học, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Tránh uống trà khi đói, vì trong trà có chứa nhiều acid tannic dễ làm tổn thương đến hệ tiêu hóa, sẽ gây buồn nôn và chóng mặt.
  • Tránh uống 3 tiếng trước khi đi ngủ, sẽ gây khó ngủ.
  • Không sử dụng hồng trà cho ngững người đang bị sỏi thận, đau dạ dày, ợ nóng, u bướu,
  • Không sử dụng cho phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Dịch, biên soạn từ nguồn tổng hợp.

Quy trình chế biến Hồng Trà

Chế biến Hồng trà được thực hiện theo các bước sau:

1.Làm héo : Trà được làm héo bởi ánh sáng mặt trời hoặc dùng nhiệt độ. Lá trà được làm héo đến độ héo phù hợp (lá trà co lại, mất đi độ sáng bóng, gân lá ở trạng thái trong suốt, lá mềm mại …)

quy trình chế biến hồng trà

2. Vò trà: Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến Hồng trà, quá trình vò trà đến khi nào nước trà chảy ra ngoài, trà đóng thành cục là được. Trước đây người ta vò trà thủ công (dùng chân, dụng cụ sử dụng sức người, sức nước), về sau (từ những năm 60 trở đi) dùng máy chạy điện để vò trà ở những xưởng sản xuất lớn.

3. Lên men: Trong Quy trình chế biến Hồng Trà – lên men là khâu rất quan trọng trong việc hình thành lên màu, hương và vị của Hồng Trà. Sau khi được vò xong, lá trà được cho vào rổ, rồi được siết và ấn chặt lại, sau đó dùng vải ẩm phủ lên trên để làm gia tăng độ ẩm và nhiệt độ lên lá trà, thúc đẩy quá trình lên men, cũng như Enzym hoạt động, rút ngắn thời gian lên men. Thường sau 5 đến 6 tiếng gân lá hiện màu hồng nâu.

Mục đích của việc lên men là khiến cho các hoạt chất Polyphenol trong trà bị Oxy hóa dưới tác động của Enzym, khiến cho màu xanh lá trà biến thành màu đỏ. Trà đã vò nhàu thường được cho vào trong thùng hoặc kho để lên men.

3. Hong khô : Lá trà sau khi được lên men, sẽ được rải đều lên sàng, sau đó treo sàng đó lên trên cao rồi dùng gỗ Tùng loại còn hơi tươi đốt để hong khô trà, trà sẽ được hong khô bởi khói và nhiệt. Hong khô trà cần nhiệt độ lửa cao một chút, khoảng 80 °C là tốt nhất, nhiệt độ cao có thể ngăn chặn nấm men phát triển, khiến cho men không bị cao quá, trà cũng không bị ám muội.

4. Hong khô lại : Trà là thuộc loại dễ hấp thụ độ ẩm, trước khi đem Hồng trà bán người ta thường tiến hành hong khô lại thêm một lần nữa, giúp cho trà lưu lại những tố chất tốt nhất trong trà,

Thập đại danh trà

Thập đại danh trà Trung Hoa là 10 loại trà được coi là nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Trà Xuất xứ Địa phương Loại
Trà Long Tỉnh
(龙井)
Tây Hồ, Hàng Châu Chiết Giang Trà xanh
Trà Bích Loa Xuân
(碧螺春)
Động Đình hồ, Tô Châu Giang Tô Trà xanh
Trà Thiết Quan Âm
(铁观音)
An Khê, Tuyền Châu Phúc Kiến Trà ô long
Trà Mao Phong
(毛峰)
Hoàng Sơn An Huy Trà xanh
Trà Ngân Châm
(银针)
Quân Sơn, Nhạc Dương Hồ Nam Trà vàng
Hồng trà
(祁门)
Kỳ Môn An Huy Trà đen
Nham trà
(岩茶)
Vũ Di Sơn Phúc Kiến Trà ô long
Trà Qua Phiến
(瓜片)
Lục An An Huy Trà xanh
Trà Mao Tiêm Đô Quân
(毛尖)
Đô Quân Quý Châu Trà xanh
Trà Mao Tiêm Tín Dương
(毛尖)
Tín Dương Hà Nam Trà xanh

 

Nguồn: wikipedia

error: Content is protected !!