Mùa thu uống trà gì?
Trà chữa lành
Trà chữa lành – Một khái niệm của Dược Trà
Cơ thể được tạo hóa ban cho năng lực tự chữa lành, chống lại các tác nhân gây bệnh. Trị bệnh phải biết rõ nguyên nhân gây bệnh và nhất là khả năng tự chữa lành của cơ thể.
Củng cố duy trì năng lực tự chữa lành là yếu tố then chốt cho cuộc sống khỏe manh không bệnh tật. Chính năng lực tự chữa lành là cơ chế để tiến tới “sống không bệnh tật, sống lâu sống khỏe, trẻ mãi không già”.
Tại sao “khả năng tự chữa lành” trong mỗi người bị suy yếu đi? Muốn biết điều này cần hiểu những nguyên nhân gây bệnh:
– Ngoại nhân: là nguyên nhân bên ngoài như thời tiết (gió – nóng – lạnh – ướt – khô quá), tia cực tím mặt trời, vi trùng, virút, hóa chất, phóng xạ, ăn uống nhiễm độc chất (thuốc trừ sâu, chất phụ gia, chất bảo quản, chất kích thích…).
– Nội nhân: là nguyên nhân bên trong. Có nghĩa là khi chính khí suy, sức khỏe suy kém, suy giảm hệ miễn dịch.
Chính khí được tạo ra bởi sự cân bằng âm và dương, khí và huyết của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Chính khí là quá trình bồi bổ, điều hòa khí và huyết ở toàn thân mà có.
Chính khí mạnh thì cơ thể thể khỏe mạnh cường tráng, sức đề kháng tốt, cơ thể có khả năng chống đỡ lại với bệnh tật tốt.
Chính khí hư suy thì cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chán nản, sức đề kháng kém, khả năng chống đỡ lại với bệnh tật của cơ thể kém, dễ mắc bệnh, dễ nhiễm dịch.
Tại sao chính khí suy? Chính khí suy do các rối loạn tình cảm, cảm xúc, tâm lý như lo âu, buồn, giận, sợ hãi, … kéo dài liên tục, phải đè nén hay nín nhịn (nuốt giận, giấu buồn, lo âu, sợ hãi mà không dám thổ lộ).
Đặc biệt, stress chính là nội nhân, chính tình trạng stress liên tục, thái quá, phải kiềm chế dồn nén làm tinh thần bất an, căng thẳng, luôn luôn lo, buồn, giận, sợ. Stress làm gia tăng bài tiết cathecholamine, glucocorticoid (cortisol) làm suy giảm miễn dịch, chính tình trạng suy giảm miễn dịch là điều kiện làm xuất hiện phát triển bệnh tật.
Khi hệ miễn dịch suy kém thì các yếu tố gây bệnh mới có thể xâm nhập tấn công cơ thể và gây bệnh. Chính khí suy – sức khỏe kém – làm suy giảm năng lực tự chữa lành của con người.
Bệnh tại bản thân, do chính bản thân từng người tự gây ra trong lối sống (nhiều stress, thiếu vận động thể lực) và chế độ ăn uống (không cân bằng, nhiều axit, thiếu kiềm) dẫn đến chính mình là thủ phạm hủy hoại sức khỏe bản thân. Vì vậy chỉ có chính bản thân mới chủ động tự chữa, tự cứu mình mà thôi.
Như vậy, để chống bệnh, có hai cách là ngăn chặn, hạn chế các tác nhân gây bệnh từ ngoại nhân và duy trì chính khí.
Duy trì chính khí bằng cách giảm stress, sống với tư duy tích cực, vận động cơ thể, rèn luyện tâm an, ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng đúng cách, cân bằng tính âm dương, hàn nhiệt, sẽ duy trì được khả năng phòng vệ cơ thể, củng cố năng lực tự chữa lành.
“Chính khí tồn nội, tà bất khả can” nghĩa là sức đề kháng và sức miễn dịch tốt thì mầm bệnh không thể xâm phạm vào cơ thể được.
Duy trì chính khí là tự chữa lành.
Dược trà sử dụng các loại trà, quả, thảo dươc để phối hợp theo nguyên lý Đông y tạo nên những loại trà có tác dụng tốt, bồi bổ, điều hòa khí và huyết cho cơ thể, hợp với từng thể trạng và mục đích mong muốn, uống ngon, uống hàng ngày.
Nguồn: Trà chữa lành.
Hoa văn Thao thiết trên trà cụ
Theo truyền thuyết từ các thời kỳ hỗn độn hồng hoang thì đây là thời kỳ của thế giới thần ma, nơi khởi sinh của rất nhiều dị thú, thần thú và những vị thánh nhân, thần tiên đầu tiên trong vũ trụ. Dị thú, thần thú do linh khí thiên địa hội tụ mà thành, mang sức mạnh khai sơn hoán địa. Trong đó tứ đại hung thú, thần thú được xem là những thần thú mạnh nhất có sức mạnh trường tồn vĩnh cửu.
Thao Thiết
Theo thần thoại Trung Hoa như sách Sơn hải kinh và Tả truyện thì Thao Thiết là một trong Tứ Đại Hung Thú gồm Thao Thiết, Hỗn Độn, Đào Ngột và Cùng Kỳ. Nó được mô tả như một loài mãnh thú hung ác, có sức mạnh to lớn, rất tham ăn, thấy gì ăn nấy
Có nhiều miêu tả về ngoại hình của Thao Thiết, song phổ biến hơn vẫn là được sinh ra từ thời hồng hoang nên bản tính của nó là hung hãn và tham ăn. Dáng vẻ thì kỳ lạ, mắt to, miệng rộng. Cũng có một số ý kiến cũng mô tả nó có thân của dê, răng của hổ, mắt thì lại ở dưới nách. Nó có thể sống thọ đến tận 10 vạn năm.
Tới thời nhà Minh Thao Thiết mới được xem là một trong 9 đứa con của linh thú Thanh Long – Rồng.
Thao Thiết được xem là hình tượng chính trong việc trang trí hoa văn bảo đỉnh. Là công cụ quan trọng nhất của người dân Trung Hoa thời đại đồ đồng. Những hình tượng của Thao Thiết có thể dễ dàng được bắt gặp ở trong những cho tiết từ các vật dụng làm bằng đồng có từ thời nhà Thương và Chu.
Bảo đỉnh là một dụng cụ phục vụ cho các nghi lễ cúng tế thiêng liêng và thể hiện quyền lực tối cao của chủ nhân nó. Chỉ những linh thú cổ mang tầm vóc quốc gia mới đủ tiêu chí cho vật dụng quý báo này. Và người ta đã tìm thấy hình ảnh của Thao Thiết đã được điêu khắc lên đó.
Thao Thiết là hình tượng và chủ đề của nhiều tác phẩm nghệ thuật, được khắc họa thành hoa văn lên nhiều đồ dùng bằng đồng, gốm sứ, … như ấm chén uống trà, bình lọ, đỉnh, tranh ảnh, …
Theo như truyền thuyết và nhũng nhà tâm linh thì các vật dụng tùy thân, đồ dùng trong nhà có hoa văn Thao Thiết thì sẽ không sợ người ở cõi âm và các thế lực tà ma vì uy lực trường tồn của hung thú Thao Thiết.
Công dụng giải rượu của trà Phổ Nhĩ
- Ảnh hưởng của rượu với cơ thể
- Công dụng giải rượu của trà Phổ Nhĩ
1. Ảnh hưởng của rượu tới cơ thể:
Người sau khi uống rượu, bia thường có cảm giác: đau nhức đầu, mệt mỏi, mất tỉnh táo, không những thế về lâu dài ảnh hưởng đến não và các cơ quan nội tạng như gan, thận, thần kinh, tim mạch, ung thư và nhiều vấn đề khác.
Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể chúng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
Khi rượu vào cơ thể được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.
Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương.
2. Tác dụng của trà Phổ Nhĩ với người uống rượu
Hiệu quả và tác dụng của trà Phổ Nhĩ hiện nay đã được nhiều người công nhận, tác dụng của nó thực sự tốt cho người già, đàn ông trung niên, phụ nữ như giảm cân, hạ huyết áp, hạ lipid máu … Tất nhiên là có cả một tác dụng rất đặc biệt là giải rượu. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ nói về tác dụng của trà Phổ Nhĩ chín đối với những người uống rượu.
“Bản Thảo Cương Mục Thập Di” do Triệu Học Mẫn thời nhà Thanh (Bổ chính “Bản Thảo Cương Mục” của Lý Thời Trân) – một công trình nghiên cứu đồ sộ về dược liệu thuốc của Trung Quốc từ thời xưa – đã đề cập đến trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm tỉnh táo và giải độc rượu.
Các thử nghiệm lâm sàng của các chuyên gia liên quan trong và ngoài nước và thực tế cá nhân của nhiều người uống trà cũng đã chứng minh rằng trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm tỉnh táo sau khi uống rượu và giải độc.
Cơ thể con người cần rất nhiều vitamin C trong quá trình thủy phân rượu và kích thích trung tâm não bị rượu gây mê. Vitamin C của trà Phổ Nhĩ lên men tăng gấp đôi do tác động của vi sinh vật trong quá trình chế biến.
Carbohydrate hòa tan có tác dụng kỳ diệu trong việc bảo vệ gan, và trà Phổ Nhĩ tạo ra một lượng lớn polysaccharide và monosaccharide hòa tan và oligosaccharide trong quá trình lên men, vì vậy nó có tác dụng đặc biệt đối với bảo vệ gan. Hàm lượng của các polyphenol trong trà có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa ethanol và có tác dụng bảo vệ gan.
Uống trà có thể làm tăng chức năng co mạch, theophylline có tác dụng lợi tiểu, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết rượu ra khỏi cơ thể nhanh chóng và giảm tác hại của say rượu.
Trà Phổ Nhĩ chín lên men có tính chất ấm nóng, không làm tổn thương tỳ vị, dạ dày, sau khi vào cơ thể người sẽ tạo thành một lớp màng nhầy bám trên bề mặt bao tử để bảo vệ dạ dày khỏi tác hại của rượu, đây là lớp bảo dưỡng có lợi cho dạ dày, việc sử dụng trà để giải rượu sẽ không bao giờ gây hại cho lá lách và dạ dày, vì vậy uống trà Phổ Nhĩ để giải rượu là một giải pháp tốt.
Về lâu dài, trà Phổ Nhĩ có thể làm giảm tác hại của rượu đối với cơ thể con người. Rượu bia ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể, thúc đẩy quá trình lắng đọng mỡ trong máu ở thành mạch, làm lòng mạch nhỏ lại, gây xơ cứng mạch máu, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác. Trà Phổ Nhĩ phá vỡ chất béo trong mạch máu và bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.
Trong các thử nghiệm lâm sàng, những bệnh nhân có hàm lượng mỡ trung tính trong máu cao được uống trà Phổ Nhĩ từ 3-10 tháng, người ta thấy rằng 70% trong số họ đã giảm lượng mỡ trung tính trong máu. Phổ Nhĩ trong quá trình lên men có các flavonoid được tạo ra ở dạng glycosid flavonoid.
Các glycosid flavonoid có tác dụng như vitamin P và là chất quan trọng để ngăn ngừa sự xơ cứng của mạch máu người. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả các tổn thương mạch máu do uống quá nhiều rượu và các bệnh liên quan phát sinh từ đó.
Rượu ảnh hưởng làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trà Phổ Nhĩ còn giúp gia tăng quá trình trao đổi chất, tạo năng lượng và làm cơ thể khỏe lại sau khi uống rượu nhiều.
Tác dụng của trà Phổ Nhĩ với người uống rượu là rất đặc biệt, tác dụng nhanh, không gây hại cho các bộ phận của cơ thể, một giải pháp tốt để giải rượu, giải độc cơ thể sau khi say. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả tùy thuộc vào chất lượng của trà Phổ Nhĩ. Trà Phổ nhĩ hảo hạng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng.
—
Trong một lần trao đổi với một người bạn về trà, anh kể rằng một lần do uống quá nhiều rượu nên say, sau khi về nhà nghe nói trà Phổ Nhĩ có thể giải rượu, giải độc gan nên đã pha uống. Sau khoảng một tiếng anh ấy cảm thấy đầu óc tỉnh táo dần, người thoải mái hơn.
Sáng hôm sau anh lại pha uống thêm vài ấm nữa thì cảm thấy bình thường trở lại, cơ thể rất thoải mái, và anh hầu như không cảm thấy rằng mình đã say. Từ đó anh thường xuyên dùng trà Phổ Nhĩ chín – đặc biệt là sau khi uống rượu.
Nguồn tham khảo:
- http://condrells.com/
- https://www.puercn.com/
- Supplements to Compendium of Materia Medica of Zhao Xuemin
Bài viết nghiên cứu, biên dịch của ThichTra.com . Vui lòng ghi rõ “Nguồn: thichtra.com” khi sử dụng lại nội dung.
Rót trà, cầm chén uống trà
Pha trà, uống trà ở tầm nghệ thuật đều có những quy trình, cách thức tiêu chuẩn.
Ví dụ: Rót trà: sau khi pha trà và rót trà vào chuyên/ chén tống, từ đó mới rót ra các chén quân để uống. Cách rót trà cũng được gọi thành hai cách như sau:
Quan Công tuần hành: Đặt các chén trà sát nhau thành dãy hay thành cụm, đưa chuyên/ chén tống rót trà từ chén này sang chén khác liên tục không nhấc chuyên lên, ba đến bốn vòng đến khi trà được 3/5 – 3/4 chén thì ngừng. Như vậy chất lượng trà trong mỗi chén đều như nhau.
Hàn Tín điểm quân: Rót trà từ chuyên/ tống ra các chén, mỗi chén một chút (điểm), mỗi lần rót vào mỗi chén đều nhấc vòi ấm lên để sang chén khác, quay vòng 2 lần cho đầy 3/5 – 3/4 chén là vừa đủ.
Hai cách trên là với bàn trà nhỏ quây quần và thường là rót lần đầu rồi chuyển chén mời trà.
Cầm chén uống trà:
Cách cầm chén uống trà thông dụng nhất gọi là “Tam long giá ngọc“, theo đó dùng ngón tay cái và ngón trỏ để giữ hai mép/ thành chén, ngón giữa vòng xuống đỡ đáy chén. cách uống này chỉ dùng một tay, khi uống trà không bị nóng tay, lưng bàn tay che miệng người uống một cách lịch sự, dáng cầm chén cũng rất đẹp.
Phương pháp pha trà
Bàn về phương pháp pha trà của người Việt và Trung Quốc – nếu không nói đến cách uống trà đơn giản phổ biến hàng ngày của người Việt, mà bàn thêm đến yếu tố nghệ thuật thưởng trà – thì có nhiều nét giao thoa, tương đồng. Trước tiên là trà cụ, cũng đều có khay trà, ấm trà, chén tống, chén quân…, rồi đến trà cũng có lục trà, bạch trà …
Phương pháp pha trà:
Cách pha trà có thể chia làm hai mức độ:
- Mức cơ bản – chủ yếu là pha trà bằng các bước cơ bản để có chén trà ngon.
- Mức công phu, nghệ thuật – pha trà và dưỡng/ chơi trà cụ (dưỡng ấm tử sa, thẩm hương, nuôi thiềm thừ, …).
Bài viết và đồ họa bản quyền của TraKinh.com. Vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng lại.
Quy trình sản xuất các loại trà
Các loại trà khác nhau chủ yếu do các phương pháp chế biến khác nhau. Sau đây là tóm tắt quy trình chế biến các loại trà: Bạch trà, Lục trà, Ô Long trà, Hồng trà, Phổ Nhĩ trà:
Quy trình sản xuất các loại trà
Quy trình chế biến Hồng Trà
Chế biến Hồng trà được thực hiện theo các bước sau:
1.Làm héo : Trà được làm héo bởi ánh sáng mặt trời hoặc dùng nhiệt độ. Lá trà được làm héo đến độ héo phù hợp (lá trà co lại, mất đi độ sáng bóng, gân lá ở trạng thái trong suốt, lá mềm mại …)
2. Vò trà: Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến Hồng trà, quá trình vò trà đến khi nào nước trà chảy ra ngoài, trà đóng thành cục là được. Trước đây người ta vò trà thủ công (dùng chân, dụng cụ sử dụng sức người, sức nước), về sau (từ những năm 60 trở đi) dùng máy chạy điện để vò trà ở những xưởng sản xuất lớn.
3. Lên men: Trong Quy trình chế biến Hồng Trà – lên men là khâu rất quan trọng trong việc hình thành lên màu, hương và vị của Hồng Trà. Sau khi được vò xong, lá trà được cho vào rổ, rồi được siết và ấn chặt lại, sau đó dùng vải ẩm phủ lên trên để làm gia tăng độ ẩm và nhiệt độ lên lá trà, thúc đẩy quá trình lên men, cũng như Enzym hoạt động, rút ngắn thời gian lên men. Thường sau 5 đến 6 tiếng gân lá hiện màu hồng nâu.
Mục đích của việc lên men là khiến cho các hoạt chất Polyphenol trong trà bị Oxy hóa dưới tác động của Enzym, khiến cho màu xanh lá trà biến thành màu đỏ. Trà đã vò nhàu thường được cho vào trong thùng hoặc kho để lên men.
3. Hong khô : Lá trà sau khi được lên men, sẽ được rải đều lên sàng, sau đó treo sàng đó lên trên cao rồi dùng gỗ Tùng loại còn hơi tươi đốt để hong khô trà, trà sẽ được hong khô bởi khói và nhiệt. Hong khô trà cần nhiệt độ lửa cao một chút, khoảng 80 °C là tốt nhất, nhiệt độ cao có thể ngăn chặn nấm men phát triển, khiến cho men không bị cao quá, trà cũng không bị ám muội.
4. Hong khô lại : Trà là thuộc loại dễ hấp thụ độ ẩm, trước khi đem Hồng trà bán người ta thường tiến hành hong khô lại thêm một lần nữa, giúp cho trà lưu lại những tố chất tốt nhất trong trà,
Trà Phổ Nhĩ Việt
Phổ Nhĩ là loại trà đặc biệt, đắt tiền mà giới sành trà, yêu trà đều ưa thích. Từ xưa, trà Phỗ Nhĩ nổi tiếng được sản xuất bằng phương pháp lên men ở Phổ Nhĩ, Vân Nam, Trung Quốc, nơi có giống chè Shan Tuyết cổ thụ mọc trên những vùng núi có độ cao trên 1300 m.
Về sau, các nhà sản xuất trà và thương lái ở Trung Quốc đã phát hiện ở vùng Tây Bắc Việt Nam cũng có giống chè Shan Tuyết cổ thụ tương tự ở Phổ Nhĩ và tìm thu mua mang về Trung quốc để chế biến thành trà Phổ Nhĩ.
Vì sao giống chè Shan Tuyết ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang) tương tự giống chè Shan Tuyết ở Phổ Nhĩ?
Vùng Phổ Nhĩ thuộc Vân Nam Trung Quốc cùng nằm trong khoảng vĩ độ 22 cùng với Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, khá tương đồng về cao độ và cả thời tiết trung bình trong năm. Phổ Nhĩ chỉ cách Mường Tè – Lai Châu khoảng 150 km và cách Lào Cai khoảng 300 km.
Các khu vực có chè Shan Tuyết cổ thụ ở Phổ Nhĩ – Vân Nam và ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang vùng Tây Bắc tuy rằng ở hai quốc gia nếu xét về biên giới, nhưng lại khá gần nhau, tương đồng về Vĩ độ, khí hậu, địa lý, đều nằm ở độ cao trên 1300 m, nên chất lượng chè tương tự nhau.
Phổ Nhĩ tương đồng Vĩ tuyến, khí hậu, độ cao với Lai Châu, Lào cai, Hà Giang và chỉ cách Mường Tè 150 km.
Giống chè Shan Tuyết cổ thụ ở Tây Bắc, Việt Nam và Phổ Nhĩ, Vân Nam Trung Quốc
Với việc sử dụng chè Shan Tuyết cổ thụ ở vùng Tây Bắc, áp dụng phương pháp thu hoạch, chế biến trà theo cách chế biến công phu như tại Phổ Nhĩ, Trung Quốc, trà Phổ Nhĩ Việt được chế biến từ Shan Tuyết cổ thụ Tây Bắc có chất lượng như Phổ Nhĩ Vân Nam.
Cổ Mộc Trà – dòng trà Phổ Nhĩ Việt được chế biến công phu từ giống chè Shan Tuyết cổ thụ Tây Bắc
Bài viết nghiên cứu của TraKinh.com. Vui lòng ghi rõ “Nguồn: trakinh.com” khi sử dụng lại nội dung.
Khai ấm tử sa
Đặc tính của ấm tử sa là thành ấm có rất nhiều khổng khí, khi các khổng khí nay được mở đúng cách thì có tác dụng giúp ấm pha trà ngon hơn, trà để cả ngày trong ấm cũng không bị thiu trà… Do vậy, sau khi lựa chọn được một chiếc ấm trà Tử Sa mới, cần phải thực hiện một số bước (còn gọi là khai ấm tử sa) như sau để bắt đầu sử dụng chiếc ấm quý:
Bước 1: Rửa sạch ấm bằng nước (lạnh hoặc ấm nóng) với cọ mềm hoặc rửa bằng vòi nước để làm sạch bụi bẩn.
Bước 2: Đây là bước cần thiết trong quy trình “Khai ấm tử sa”. Bỏ ấm trà và nắp vào một cái nồi sạch, đổ ngập nước rồi đun nhỏ lửa khoảng 60 phút. Bước thứ 2 này giúp khử mùi đất, tẩy sạch các bụi bẩn mà bước 1 chưa làm sạch, và khử trùng cho ấm. Sau khi đun xong, để ráo và lau khô bằng khăn sạch. Ấm tử sa đã có thể sử dụng. Bước thứ hai này còn gọi là “Dung hòa ấm”
Bước 3: Tiếp tục bỏ ấm trà và nắp vào một cái nồi sạch, đổ ngập nước, cho thêm một miếng đậu phụ vào rồi đun nhỏ lửa khoảng 90 phút. Mục đích của việc phân giải ấm chính là phân giải các chất còn lại tồn dư trong ấm. Trong đậu phụ có chất thạch cao nhưng rất lành tính.có thể thực hiện nhiệm vụ phân giải. Bước này gọi là bước “Phân giải ấm”.
Bước 4: Sau bước “Phân giải ấm”, tiếp tục đun ấm cùng với vài que mía trong một khoảng thời gian. Chất đường thiên nhiên của mía sẽ từ từ thấm vào trong thành ấm và có thể tư nhuận ấm. Bước này gọi là “Tư nhuận ấm”.
Bước 5: Nếu bạn là người thích thưởng trà “công phu” hơn, cần thực hiện tiếp bước thứ 5: Luyện ấm bằng trà. Bước này dành cho người muốn mỗi ấm trà của mình chỉ pha một loại trà duy nhất.
Tiếp tục cho ấm tử sa vào một cái nồi nước cùng với loại trà mà bạn muốn dùng riêng cho ấm đó, đun trong 90 phút. Mục đích của bước này là sau khi luyện là giúp cho ấm trà ngấm hương trà, chiếc ấm tử sa đó chỉ dùng để pha một loại trà duy nhất. Sau khi đun xong, để ráo và lau khô bằng khăn mềm sạch để bắt đầu sử dụng. Bước cuối cùng của quá trình khai ấm này gọi là “Tái sinh ấm”
Lưu ý: Nên dùng nước sạch như nước lọc để đun. Chỉ đun nhỏ lửa trong các bước để tránh làm ấm di chuyển làm sứt mẻ ấm và nắp ấm. Không dùng các hóa chất tẩy rửa khi làm sạch ấm. Không dùng các loại lưới rửa bằng kim loại hay giấy nhám, vật cứng để chà rửa ấm.
Sau khi khai ấm, bạn có thể bắt đầu sử dụng ấm tử sa để pha trà và thưởng trà.
Nguồn bài viết từ website Ngự Trà
Ấm tử sa
Ấm tử sa xuất hiện vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Theo Trà kinh của Lục Vũ, từ thời nhà Đường (618-907), người ta hay dùng trà bánh hoặc trà bột, đun và pha trà trong một cái nồi. Đến thời nhà Tống (920-1280), ngoài sử dụng trà bánh, trà bột ra, còn sử dụng trà lá khô như hiện nay.
Nhưng phải đến thời nhà Minh thì việc chế tạo ấm pha trà và uống trà bằng chén nhỏ mới bắt đầu. Những chiếc ấm trà và chén uống trà lúc bấy giờ đã gắn liền với địa danh nổi tiếng sản xuất ấm là Nghi Hưng – chuyên sản xuất các loại ấm đất bằng loại đất sét tử sa với nhiều kiểu dáng, kích thước lớn nhỏ, màu sắc khác nhau cho tới tận ngày nay – gọi là ấm tử sa.
Ấm tử sa là một loại ấm pha trà được làm bằng đất đặc biệt. Ấm tử sa được nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ và không tráng men. Ấm được gọi là tử sa vì loại ấm này được chế tạo từ đất sét tử sa và thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc.
Ngoài vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển, được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân từ các loại đất đặc biệt và hiếm, ấm tử sa còn giúp trà khi pha trong ấm được ngon hơn so với các loại ấm thông thường do một số công dụng, tính chất đặc biệt khác của ấm:
- Đất tử sa để làm ấm tử sa được luyện từ quặng thô nguyên khoáng mà thành. Loại đất này có cấu trúc và thành phần cấu tạo gồm oxit sắt, silic, mica, kaolinite cùng nhiều khoáng chất khác trong đó oxit sắt là thành phần chủ yếu, chỉ có vùng Nghi Hưng mới có. Chính nhờ thành phần cấu tạo đặc biệt này mà những chiếc ấm trà tử sa Nghi Hưng luôn có những phẩm chất đặc biệt, ưu điểm rất tuyệt vời, pha trà cho nước ngon hơn.
- Kết cấu chất đất tử sa có nhiều bóng khí kép siêu nhỏ bên trong, nên thành ấm tử sa cách nhiệt, giữ nhiệt tốt và có khả năng hút tinh trà, hương trà vào ấm, sau một thời gian sử dụng lâu đổ nước sôi trắng vào vẫn có mùi trà. Đây là điểm khác biệt mà các loại ấm trà khác không thể có.
- Ấm tử sa giữ được hương trà lâu dài và không làm hương trà bị nồng, đặc biệt có tác dụng ngâm hãm trà cho màu sắc và hương vị ngon.
- Chất đất tử sa có khả năng truyền nhiệt chậm, nên nó giữ nhiệt tốt. Bên trong ấm nước đủ nóng pha trà nhưng cầm bên ngoài không bị bỏng rát.
- Ấm tử sa có tố chất chịu nhiệt, sự thay đổi nhiệt chênh lệch nóng lạnh nhanh hay tiết mùa đông (ở những vùng rất lạnh) dùng nước nóng cũng không dễ làm ấm bị nứt vỡ.
Từ xưa, cổ nhân đã nêu bảy ưu điểm của ấm tử sa như sau:
- Chế nước sôi vào không làm trà mất hương vị, sắc hương còn nguyên
- Ấm trà dùng lâu, chế nước sôi không có trà cũng ra mùi trà
- Trà vị không bị biến chất
- Chịu nhiệt cao, mùa đông tháng giá đổ nước sôi vào không bị nứt
- Ít truyền nhiệt, cầm vào không phỏng tay
- Dùng càng lâu càng lên nước, da ấm bóng lộn
- Có nhiều màu đẹp khác nhau, dễ lựa chọn
Giá trị của một chếc ấm tử sa phụ thuộc vào các yếu tố: chất liệu đất quý hiếm làm ấm, tên tuổi nghệ nhân làm ấm và kiểu dáng riêng của nó.
Trà Long Tỉnh
Trà Long Tỉnh là một loại trà xanh nổi tiếng của Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Hầu như được chế biến bằng tay theo phương thức truyền thống và nổi tiếng vì có chất lượng rất cao. Trà Long Tỉnh được chia thành 7 hạng khác nhau: loại cao cấp, loại đặc biệt, và các loại từ 1 đến 5.
Giống như hầu hết các loại trà xanh khác, lá trà Long Tỉnh được sao khô để tránh quá trình lên men. “Quá trình lên men” ở đây được hiểu là quá trình những lá trà tươi sau khi hái dần mất đi mùi vị trà, kết quả của quá trình oxy hóa do các enzim. Sự oxy hóa này bị ngăn chặn bằng việc sấy và làm bay hơi nước trong lá trà trước khi nó hoàn toàn bị héo. Khi được ngâm vào nước, lá trà Long Tỉnh sinh ra màu vàng xanh lá cây, mùi thơm dịu, vị đậm, có chứa Vitamin C và Axít amin.
Trà Long Tỉnh nghĩa là trà “rồng nằm trong giếng”, được chế biến tại Hàng Châu. Nơi đây thiên nhiên rất đặc trưng, khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào, do đó trở thành một nơi rất thích hợp cho trà xanh sinh trưởng.
Trà Long Tỉnh được vua Khang Hy thời Mãn Thanh phong là Ngự trà, loại trà biểu trưng cho hoàng đế.
Cũng có tương truyền, vua Càn Long từng ghé thăm một vườn trà Long Tỉnh. Thoạt đầu khi thử trà, vua Càn Long chưa ấn tượng… nhưng rồi một lúc sau ngài cảm thấy hậu vị thanh ngọt ngấm trong cổ và rất thích. Cũng từ đó trà Long Tỉnh trở thành phẩm vật tiến cung… Tên của trà theo truyền thuyết cũng do vua Càn Long đặt, khi ông nhìn xuống một giếng nước gần đó và thấy bóng của cây trà lung linh dưới nước, giống hình 1 con rồng đang bay lượn trong giếng, nên Càn Long đặt tên là Long Tỉnh Trà.
Ngày nay, trà Long Tỉnh trở thành một thứ trà rất thời thượng của dân uống trà. Nó cũng vẫn thường được coi là quốc trà của Trung Quốc và là loại đồ uống yêu thích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời cũng thường xuyên được dùng để mời các vị khách quý cấp nhà nước.
Trung bình mỗi hộp trà Long Tỉnh có khoảng 25.000 đọt lá. Người ta thường phải hái trà vào buổi sáng. Công việc sấy trà cũng rất khác biệt, người làm công việc này không dùng bất kỳ một dụng cụ nào ngoài hai bàn tay của họ.
Trà Long Tỉnh nước xanh mát, thoang thoảng hương thơm… Trà Long Tỉnh thường được đựng trong hộp sang trọng để dùng làm quà tặng cao cấp cho giới thượng lưu ở Châu á.
Trà Long Tỉnh
- Tây Hồ Long Tỉnh
- Là loại tiêu chuẩn theo quy ước tên gọi, bởi Tây Hồ là nơi loại trà đặc thù này phát triển. Loại trà Long Tỉnh này được xếp vào một trong những loại trà nổi tiếng Trung Quốc, sinh sôi và phát triển trong một vùng xác định rộng khoảng 168 km² ở tỉnh Chiết Giang gần Tây Hồ. Trong lịch sử, Long Tỉnh Tây Hồ được chia làm 4 loại cho 4 vùng nhỏ hơn là : Sư (Sư Tử), Long (Rồng), Vân (Mây), và Hổ. Nhưng theo thời gian, sự phân biệt này dần bị quên lãng, cho đến hiện nay được sửa lại thành các loại trà Tứ Phương Long Tỉnh, Mai Gia Long Tỉnh và tên gọi chung là Tây Hồ Long Tỉnh. Mặc dù một số người sành sỏi vẫn hay gọi loại trà Sư Tử là “crème de la crème”.
- Long Tỉnh trước Thanh Minh
- Loại trà được uống vào những tháng đầu tiên trong năm trước tiết thanh minh. Được làm từ những ngọn trà rất non hái trước tiết Thanh minh, ngày 5 tháng 4 hàng năm. Chu trình chế biến diễn ra rất ngắn, chỉ trước Thanh minh hàng năm 10 ngày. Trà được hái trước thời điểm này là loại trà thuộc cấp thấp tên là Vũ Tiền Long Tỉnh – Long Tỉnh trước mưa. Trong 10 ngày ngắn ngủi, những nhánh trà non trên đỉnh cây trà sẽ chỉ được hái bởi những người hái có kinh nghiệm, sau đó được chế biến rất đặc biệt; do đó, Long Tinh trước Thanh Minh luôn đắt hơn những loại trà Long Tỉnh thông thường.
- Tứ Phương Long Tỉnh
- Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này được đánh giá là loại trà có chất lượng cao nhất Trung Quốc; có vị tươi, hương thơm nồng và lưu lại rất lâu, có sắc xanh hơi vàng. Một số người làm trà không đứng đắn đã làm giả màu trà này để bán trà với giá cao.
- Mai Gia Ô Long Tỉnh
- Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này nổi tiếng với màu xanh ngọc bích rất hấp dẫn. Vào khoảng năm 2005 có thể được bán với giá 6000 Nhân dân tệ 1 kg trực tiếp từ người trồng.
- Bạch Long Tỉnh
- Không phải là một loại trà Long Tỉnh thật sự nhưng có những nét giống đặc tính thông thường của Long Tỉnh. Loại trà này có xuất xứ từ An Cát, thuộc tỉnh Chiết Giang. Được chế biến từ những năm 80 thế kỷ trước từ một loại cây trà trắng và do đó rất khác thường, nhiều người nói răng nó chứa hàm lượng Axít amin cao hơn các loại trà xanh thông thường.
- Tiền Đường Long Tỉnh
- Loại trà này sinh trưởng ngày ngoài vùng loại trà Tây Hồ Long Tỉnh sinh sống, tại Tiền Đường. Loại trà này không cao cấp bằng loại trà Tây Hồ.
- Ngự phẩm Long Tỉnh: Trà Long tỉnh với hẩm trà tốt nhất được tuyển chọn chuyên để tiến Vua
Trà Long Tỉnh: Tiếng Hán giản thể: 龙井茶; phồn thể: 龍井茶
- Sưu tầm
Trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm là một cực phẩm của trà Ô Long (thuộc nhóm trà Ô Long). Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc. Sau khi pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, tục xưng là có “âm vận”. Trà Thiết Quan Âm vừa ngon vừa lâu, có thể nói “bảy nước còn dư hương”.
Trà Thiết Quan Âm vốn được sản xuất ở trấn Tây Bình huyện An Khê có hơn 200 năm lịch sử.
Nguồn gốc của trà Thiết Quan Âm
Ở An Khê còn lưu truyền một câu chuyện: Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, trên vườn trà ở trấn Tây Bình, huyện An Khê, Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà cúng dường lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông.
Một đêm, Ngụy Ẩm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh mất cơn mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng. Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng.
Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm.
Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ, là một trong “Thập đại danh trà” của Trung Hoa.
Cây trà Thiết Quan Âm bẩm sinh vốn yếu mềm nên người trồng trà phải chăm sóc kỹ. Cuối tháng ba hàng năm cây trà đâm chồi, đầu tháng năm bắt đầu thu hái. Cây trà Thiết Quan Âm ra búp quanh năm, nhưng sản lượng vào mùa xuân là nhiều nhất, hương trà vào mùa thu là thơm đượm nhất.
Phân loại trà Thiết Quan Âm
Trà Thiết Quan Âm hiện tại được chia thành 3 dòng dựa theo hương vị như sau: Thanh Hương, Nùng Hương và Trần Hương:
- Thiết Quan Âm Nùng Hương: Đây là loại Thiết Quan Âm được gia nhiệt ở mức độ cao. Dòng Thiết Quan Âm này cho màu nước sắc xanh, ánh vàng. Vị trà có đắng hơn so với Thanh Hương.
- Thiết Quan Âm Thanh Hương: Dòng trà này được gia nhiệt thấp hơn dòng Nùng Hương, chú trọng vào mùi hương của trà, nước trà sau khi pha có màu xanh ngọc bích. Mùi hương là điều đặc biệt nhất, tùy theo cấp độ mà mùi hương có thể giữ được trong 5-7 nước hay 8-10 nước
- Thiết Quan Âm Trần Hương: Đây là phiên bản sao hoàn toàn của Thiết Quan Âm, dòng này có phong cách cổ điển, mùi hương nồng, ấm áp hơn và đặc trưng của viên trà có màu nâu sẫm.
Nguồn: Tổng hợp
Cửu đạo trà
Đến thời nhà Đường, Lục Vũ đã tổng kết 9 cách pha trà, uống trà (cửu đạo trà), bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.
- Phẩm: đánh giá phẩm chất trà bằng ngoại hình trà khô.
- Ôn: dùng nước sôi rửa sạch sẽ ấm chén pha trà, để tăng nhiệt độ nhằm chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu của trà.
- Đầu: bốc một lượng trà thích đáng vào trong ấm, không quá nhiều hay quá ít, căn cứ vào loại trà và sở thích của khách uống trà.
- Trúng: pha nước sôi ít một, không đổ đầy ngay cả ấm một lần.
- Mân: hãm nước sôi đậy nắp kín, 1 đến 2 phút để cho cánh trà nở ra.
- Phục: lại tiếp tục pha nước sôi đầy ấm, để chiết xuất tối đa các thành phần hữu hiệu.
- Chân: rót nước trà trong ấm pha vào chén uống trà.
- Kính: dâng chén trà một cách kính cẩn mời khách uống.
- Ẩm: vừa uống vừa thưởng thức hương vị, vừa khen thơm ngon.
Trà Kinh
“ Trà kinh ” là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này.
Năm 760, Lục Vũ quen sống cuộc đời ẩn dật của một nhà văn hoá ở Thiệu khê, Hồ châu, tỉnh Chiết giang và đã biên soạn cuốn “ Trà kinh ”, đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về chè trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 chương:
- Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng chè, công dụng của chè đối với sinh lý con người.
- Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè.
- Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp chè đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà.
- Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) chè, uống chè.
- Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà.
- Lục chi ẩm: nói về uống trà, phưong pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà.
- Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích chè và các trà thoại về trà, lịch sử cây chè, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của chè.
- Bát chi xuất: nói về các vùng chè, phân bố các vùng chè Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng.
- Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao.
- Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên.
Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, có xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.
Cách pha trà kiểu trà công phu
Pha trà, uống trà là một nghệ thuật. Có hai phương pháp pha trà, uống trà đã được nâng lên tầm “đạo” là Trà đạo Nhật Bản và Trà đạo Trung Quốc (còn thể gọi là trà công phu, trà nghệ Trung Quốc). Trà đạo Nhật bản thiên về nghi thức, còn trà nghệ Trung Quốc thiên về chật lượng trà và ấm.
Phạm vi bài viết này nói về phương pháp pha trà và cách uống trà của Trung Quốc ở mức thông dụng.
- TRÀ CỤ:
Trà cụ là một phần quan trọng để tạo nên văn hóa trà Trung Quốc. Thông thường người uống trà sẽ có những trà cụ để uống trà cơ bản sau:
- Ấm tử sa – lựa chọn hàng đầu (bao gồm ấm độc ẩm, ấm song ẩm, ấm quần ẩm dành cho nhều người), ấm gốm sứ.
- Chén uống trà (có thể là chén bằng đất tử sa, bằng gốm tráng men, chén sứ, ngọc, bạc, thủy tinh …) và đế lót chén.
- Chuyên trà hay trà hải: là chén lớn bằng tử sa, gốm, sứ, hoặc thủy tinh có dung tích gần ngang hoặc lớn hơn ấm trà nhỏ, có miệng rót và có thể có hoặc không có quai, không có nắp, dùng để đựng nước trà đã pha từ ấm trước khi rót vào các chén nhỏ để uống. Có thể có lưới lọc trà dùng kèm. Ở Việt nam cũng có từ xưa và gọi là chén tống.
- Khay trà (khay gỗ hoặc khay gốm). Những bàn trà lớn thường dùng khay gỗ lớn có lỗ thoát nước được gắn liền với ống nhựa chảy xuống một bình đựng nước thải ra, vì lượng nước được sử dụng bao gồm rửa chén, tráng ấm, pha trà … khi uống trà kiểu Trung Quốc là rất nhiều.
- Dụng cụ đun nước sôi (ấm điện, ấm đun bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp than, …)
- Dụng cụ khác: Thuyền trà (dùng để lót ấm), muỗng múc trà, chổi rửa ấm chén, bát ngâm chén trà, cóng đong trà, kẹp chén trà, khêu trà, khăn lau ấm, dao cắt trà (dùng cho trà phổ nhĩ).
- Đồ chơi bàn trà: Cóc thiềm thừ tử sa, tượng, các vật trang trí, đế gác ấm trà …(tùy theo sở thích)
2. TRÀ
Tùy theo sở thích mà người dùng có thể mua các loại trà phù hợp với phong cách uống trà Tàu như Long Tĩnh, Ô Long, Thiết Quan Âm… Xem thêm về chuyên mục “Các loại trà“, và bài viết “Thập đại danh trà Trung Quốc“
Trà Ô Long hiện còn được sản xuất tại Việt nam, cây trà trồng để sản xuất trà Ô Long ở Việt nam phần lớn thuộc giống trà Ô Long Cao sơn Đài Loan. (Cảm nhận của người viết khi uống Trà Ô Long sản xuất tại Việt nam thuộc giống trà Ô Long Cao Sơn Đài Loan là ngon).
Như đã nói trong bài “Khai ấm tử sa“, bạn nên dùng mỗi loại trà một ấm riêng nếu bạn thích uống nhiều loại trà khác nhau. Trà mua về nên để vào các loại hộp đựng trà có nắp đóng kín (hộp gỗ, gốm, …).
3. CÁCH PHA TRÀ
Cách pha trà cầu kỳ, nguyên tắc và cách thưởng thức trà đạo không những cho nước trà được pha ngon hơn mà còn là một nghệ thuật, thú vui thanh nhã. Nếu bạn thấy nó rườm rà thì có thể bạn chưa thực sự tìm thấy thú vui trong trà đạo.
Về nước để pha trà, thời nay bạn nên dùng nước đã qua lọc để đun sôi khi pha. Nước ở giếng vùng quê có thể có nhiều tạp chất và nước máy có nhiều chất khử trùng. Các tiền bối hàng trăm năm trước có thể dùng nước mưa để lắng hay nước suối trong sach để pha, nhưng thời nay nước mưa thường lẫn bụi, tạp chất công nghiệp và nước sông suối không còn trong sạch nữa.
Nên dùng các loại ấm dáng tròn nhỏ khi pha Lục trà hoặc Ô long (gần như là một nguyên tắc), dùng ấm lớn cao cho Hồng trà, phổ nhĩ, trà đen. Dùng ấm độc ẩm, ấm song ẩm hay quần ẩm là tùy số lượng người uống.
Trình tự các bước pha trà như sau:
- Trước tiên, dùng nước sôi tráng ấm, chén, tưới nước sôi lên vỏ ngoài của ấm trà.
2. Cho trà vào khoảng nửa ấm hoặc theo lượng mà bạn muốn nhưng không đầy ấm, nên dùng dụng cụ múc trà để đong và múc.
3. Đổ nước sôi vào ấm cho đến khi nước tràn ra ngoài và đậy nắp lại.
Trong vòng khoảng 15 giây, đổ hết nước ra chén tống, sau đó từ chén tống đổ ra các chén nhỏ để tráng lại bằng nước trà thơm. Nếu bạn có “nuôi” cóc Thiềm thừ tử sa, tưới nước trà đầu tiên này (còn gọi là rửa trà, làm cho lá trà mở ra) lên lưng Thiềm thừ. Cóc Thiềm thừ tử sa được nuôi lâu sẽ ngấm trà, mắt và các hạt sao bắc đẩu trên lưng (nếu có) sẽ sáng đẹp).
4. .Tiếp tục đổ đầy nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Tưới nước sôi lên nắm ấm. Đợi chừng 45 giây đến 1 phút cho trà ngấm, sau đó rót hết nước trà vào chuyên trà (có thể đặt lưới lọc trà lên chuyên trà), sau đó rót từ chuyên trà ra các chén nhỏ để uống.
Tại sao không nên ngâm hãm trà lâu?
Ngâm hãm quá lâu làm cho chè tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Ngâm hãm lâu sẽ làm trà quá đặc, hàm lượng caffein và tannin tan vào nước lớn không tốt cho sức khỏe.
Nếu bàn trà không có chuyên trà? Không có chuyên trà là một thiếu sót lớn trên bàn trà đạo, nhưng nếu không có chuyên trà, người pha trà nên thực hiện phương pháp sau:
- “Hàn tín điểm quân”: Rót lần lượt vào từng chén nhỏ lần lượt mỗi chén một chút trà rồi quay lại vòng khác cho đến khi đầy chén.
- “Quan công tuần hành”: Đặt các chén nhỏ sát cạnh nhau thành hàng thẳng rồi rót trà từ ấm ra các chén sao cho lướt thật nhanh dòng nước qua các chén trà mà không ngắt dòng chảy. Rót lướt lui tới vài lần cho đến khi các chén nhỏ đầy trà thì thôi.
5. Các loại trà được pha theo phương pháp này có thể uống thêm 2 – 3 nước, các lần sau mỗi lần ngâm trà lâu hơn lần trước 15 – 20 giây để trà được ngấm đậm hơn.
Với trà Phổ nhĩ, tời gian để ngâm trà trong ấm là từ 2 – 3 phút.
Ảnh đại diện: sohu.com
Lịch sử của trà
Xét về khía cạnh lịch sử, sinh học, địa lý, các chuyên gia đều thống nhất trà có nguồn gốc từ khu vực châu Á, chủ yếu là ở Tây Nam Trung Quốc và Bắc. Thời gian con người sử dụng trà chính xác từ bao giờ thì không ai biết, tuy nhiên được ước chừng là dưới triều nhà Thương (1600 TCN – 1046 TCN).
Theo những tài liệu cổ của Trung Quốc, trà là do Thần Nông – một trong Tam Hoàng của văn hóa Trung Hoa tìm ra. Truyền thuyết kể rằng, Thần Nông là người dạy nhân dân làm ruộng và rất giỏi y thuật. Ông đi tới đâu cũng tìm kiếm, thử nếm các loại cây cỏ trong tự nhiên để phân biệt đâu là thuốc chữa bệnh, đâu là thuốc độc. Năm 2737 TCN, Thần Nông lần đầu tiên nếm thử lá trà cháy bị gió nóng thổi tới và rơi vào vạc nước sôi của ông. Cũng từ đó, ông phát hiện ra tác dụng y học của trà và coi nó là một loại thuốc rất tốt, có thể giải độc của 70 loại cây cỏ khác.
Do sự ảnh hưởng của truyền thuyết này, người Trung Hoa xưa ban đầu chỉ dùng trà phục vụ mục đích chữa bệnh mà thôi. Xuyên suốt các triều đại nhà Tây Chu (1122 TCN – 249 TCN), nhà Tần (221 TCN – 206 TCN), nhà Hán (202 TCN – 220), trà chỉ được dùng cho tầng lớp hoàng gia, quý tộc và luôn được coi là một biểu tượng tôn giáo truyền thống.
Tới thời nhà Đường (618 – 907), trà trở nên phổ biến và tất cả các tầng lớp người Trung Hoa sử dụng. Khi đó, các nhà sư thuộc phái Thiền tông Nhật Bản sang Trung Quốc tu đạo đã mang trà về quê hương của họ. Cũng từ đó, trà phát triển rất mạnh ở xứ sở hoa anh đào, tới mức hình thành nên nghệ thuật trà đạo vang danh cả thế giới.
Ở một nhánh khác, trà Trung Hoa mà chủ yếu có nguồn gốc ở Vân Nam cũng được triều đình phong kiến cho phép buôn bán với người dân ở Tây Tạng. Từ thời nhà Tống (960 – 1279), trà được vận chuyển sang Tây Tạng – nơi các thiền sư có nhu cầu về trà rất lớn qua con đường “Trà – Mã cổ đạo” dài hơn 4.000km.
Thế kỷ XVI đánh dấu bước ngoặt trên con đường vươn ra thế giới của trà. Những nhà du hành châu Âu từ Trung Quốc trở về đã đem theo cây trà cây hoa nhài và cẩm quỳ về, Bồ Đào Nha để trồng thử.
Ngay lập tức, trà ướp nhài thơm đã trở thành thức uống yêu thích của tầng lớp quý tộc nơi đây. Tới năm 1660, công chúa Catherine de Braganza trở thành hoàng hậu nước Anh khi kết hôn với vua Charles II. Cũng từ đó, trà phổ biến trong giới hoàng gia Anh và những tiệc trà chiều là một phần không thể thiếu trong đời sống vương giả.
Hai thế kỷ sau, trà trở nên cực kì phổ biến ở mọi nơi theo sự phát triển của đế quốc Anh. Trà theo chân các thương nhân người Anh tới các thuộc địa cũ của nước này như: Mỹ, Ấn Độ…
Ngày nay, trà là thức uống phổ biến và có ảnh hưởng lớn nhất trên toàn thế giới.
Nguồn tham khảo: Wikipedia
Các loại đất chính làm ấm tử sa
Nghi Hưng thuộc tỉnh Giang Tô, Trung Quốc là nơi có một loại đất sét rất đặc biệt và nổi tiếng gọi là đất Tử sa và là nơi tạo ra những chiếc ấm tử sa nổi tiếng. Đất Tử sa là loại đất sét đá (Stone Clay) – loại đất đặc biệt chỉ ở vùng Nghi Hưng mới có. Các loại đất chính làm ấm tử sa:
Tử sa là từ để mô tả loại đất sét có sắc độ tím, và ngoài ra ở Nghi Hưng còn rất nhiều loại đất có sắc độ khác nhau như: đỏ, xanh lục, vàng, v.v… Tuy nhiên trên thực tế Tử sa đã trở thành một thuật ngữ chung để chỉ các loại đất sét có xuất xứ từ Nghi Hưng.
Đất sét Nghi Hưng (Stone Clay) là loại đất có cấu trúc và thành phần cấu tạo gồm oxit sắt, silic, mica, kaolinite cùng nhiều khoáng chất khác trong đó oxit sắt là thành phần chủ yếu. Chính nhờ thành phần cấu tạo đặc biệt này mà những chiếc ấm trà từ Nghi Hưng luôn có những ưu điểm rất tuyệt vời như: chịu được nhiệt rất cao trên1000C, giữ được trọn vẹn hương vị của trà, dù trà để rất lâu trong ấm sau khi đã sử dụng xong nhưng vẫn ko bị mốc hoặc thiu, v.v…
Vùng Nghi Hưng cũng còn có loại đất sét thường (Earth Clay), là loại đất được sử dụng một cách phổ biến để tạo ra các sản phẩm gốm thông dụng trong đó có ấm trà thường (không phải ấm tử sa)
Về cơ bản chất lượng đất sét sử dụng để làm ấm được chia thành 3 nhóm như sau:
– Đất sét nguyên khoáng (Original, Natural): đây là loại đất tự nhiên được khai thác trực tiếp từ các mỏ núi đá ở Nghi Hưng và là loại đất có chất lượng tốt nhất để làm ấm. Nhưng do khai thác quá nhiều nên hiện nay số lượng đất nguyên khoáng còn lại không nhiều và ngày càng trở nên khan hiếm
– Đất phối (Mixed): đây là loại đất được tạo ra bằng cách phối đất nguyên khoáng với nhau, hoặc phối đất nguyên khoáng với một vài nguyên liệu tự nhiên khác (nguyên liệu tự nhiên chủ yếu được sử dụng để phối là cát vì nó có tính chất và thành phần cấu tạo tương đương). Đất phối được tạo ra với mục đích chính là tận dụng đất nguyên khoáng vì như trên đã nói đất nguyên khoáng ngày càng hiếm
– Đất nhân tạo (Artificial): đây là loại đất được tạo ra bằng cách phối thêm một số thành phần hoá học khác vào đất (có thể là đất sét hoặc đất bùn) để tạo ra một chất liệu mới, hiện nay loại đất này được sử dụng rất nhiều để tạo ra những chiếc ấm mới với màu sắc đa dạng và bắt mắt nhưng chất lượng đất thì không thể tốt được bằng đất nguyên khoáng.
Đất sét nguyên khoáng bao gồm 5 loại cơ bản sau:
Đất tử sa (Zi ni) là loại đất được sử dụng phổ biến nhất, nhiệt độ chịu nung của nó khoảng 1180°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 10% – 11%. Về màu sắc nhiều tài liệu mô tả đất tử sa có màu tím gọi là cát tím (purple sand) nhưng thực tế đất tử sa có màu nâu tím (purple-brownish) hoặc màu nâu (brown) nhiều hơn. Đất tử sa có 7 loại nguyên khoáng thông dụng để chế tạo ấm tử sa, bao gồm: Nguyên Khoáng Để Tào Thanh Loại đất này được khai thác ở khu vực dãy núi Hoàng Long Sơn thuộc Nghi Hưng, Trung Quốc. Đặc điểm chính của loại khoáng này có chứa màu xanh biếc của mắt chim, mắt mèo, có pha lẫn chút tím và ánh xanh, mịn màng mà tinh khiết. Khi nung loại đất này lên nó chuyển thành màu đỏ gan lợn rất đẹp mắt. Khi pha trà trong ấm tử sa làm từ Nguyên Khoáng Để Tào Thanh tạo cho chúng ta cảm giác rất du dương trầm bổng. Sau một thời gian sử dụng, ấm tử sa sẽ chuyển thành màu đậm hơn. Nguyên Khoáng Tử Nê Tử Nê là loại đất làm ấm tử sa điển hình thường gặp và là loại đất dễ kiếm nhất trên thị trường. Loại đất này được khai thác ở núi Hoàng Long Sơn, Giang Tô, Nghi Hưng, Trung Quốc. Do hàm lượng sắt trong loại đất Tử Nê này rất cao nên nó sẽ tạo ra các lỗ khí trên thân sản phẩm. Đất có tính ổn định cao, dễ chế tạo, độ bền cao, màu sắc ổn định, nhìn rất sang trọng. Đặc biệt loại ấm tử sa làm từ Tử Nê lại có giá thành phẩm tương đối rẻ, dùng càng lâu cho màu sắc càng đẹp lôi cuốn người dùng. Nguyên Khoáng Thanh Thủy Nê Loại đất này có đặc điểm khô ẩm, dễ tạo tác, có tính ổn định cao, độ kết dính vừa phải. Chúng được khai thác tại núi Hoàng Long Sơn, Giang Tô, Nghi Hưng, Trung Quốc. Khi làm ấm phải luyện lại đất, loại bỏ đá vôi trong đó bởi chúng dễ chuyển thành màu đen. Sử dụng lâu ngày ấm chuyển sang màu đỏ hồng đẹp mắt. Ngọc Sa Liệu Nguyên khoáng Ngọc Sa Liệu là một trong nhữn loại đất làm ấm tử sa có tính thoát khí mạnh, nên khi rót nước lên thân ấm thì nước sẽ bốc hơi rất nhah, ấm khô ngay lập tức. Đất được khai thác tại vùng Nghi Hưng, Trung Quốc. Khi dùng ấm trong khoảng thời gian dài sẽ dẫn đến độ bám cao trà, dễ khiến cho các lỗ thoát khí bị tắc, vì vậy chúng ta cần phải nung lại ấm trong lò có nhiệt độ cao lúc này chiếc ấm sẽ trở lại như mới. Ngũ Sắc Thổ Đất Ngũ Sắc Thổ được khai thác tại vùng núi Hoàng Long Sơn, Giang Tô, Trung Quốc. Đất có độ mịn nằm trong khoảng giữa từ 8 đến mục 16, đây là loại nguyên liệu thô, đặc tính dễ vỡ và dễ bị oxy hóa nên quá trình tinh luyện phải làm thủ công. Tử Kim Sa Tử Kim Sa là loại đất làm ấm tử sa quý hiếm, có tính ổn định cao, dễ làm, chúng thuộc loại quặng cộng sinh, nằm ở tầng giữa của Tử Nê. Do đặc tính tương đối xốp nên ấm tử sa được làm từ Tử Kim Sa thường có độ đối lưu không khí hai chiều rất tốt. Càng sử dụng lâu chiếc ấm càng lộ ra những nét đẹp tinh tế làm lôi cuốn lòng người. Ngọc Kim Sa Tử Ngọc Kim Sa là loại quặng tương đối thô, khó chế tác, có độ mịn 1,18mm. Vì là loại khoáng thô nên nắp ấm thường có hình răng cưa cao thấp không đồng đều, nên việc làm cho nắp ấm khít cũng khó khăn hơn. Do khó chế tác nên thành phẩm từ loại nguyên liệu này thường rất ít, để làm ra một chiếc ấm phải trải qua 3-5 lần nung. Bên trên là 7 loại đất làm ấm tử sa thường được sử dụng. Tuy nhiên mỗi loại đất lại có đặc tính khác nhau nên chúng cho ra thành phẩm hoàn toàn khác biệt và có giá thành khá khác nhau. Đất Hồng sa (Hong ni) có nhiệt độ chịu nung khoảng 1100°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 14%. Về màu sắc đất Hồng sa có màu đỏ cam là chủ yếu, và vì Hồng sa nguyên khoáng gốc là tử sa nên nó có cả màu đỏ-nâu. Đặc biệt đất hồng sa cũ đã được khai thác lâu) có màu đỏ sậm. Đất Lục sa (Lu ni) nguyên khoáng được mô tả là có các chấm màu xanh nhạt (light-green) và là loại đất hiếm trong tự nhiên, nhiệt độ chịu nung của nó khoảng 1160°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng 14%. Cũng do Lục sa là đất hiếm và kết cấu màu sắc không bền nên đất Lục sa thường hay được phối với các loại đất khác hoặc các nguyên liệu khác khi làm ấm Đất Đoàn sa (Duan ni) nguyên khoáng được mô tả có màu vàng là chủ yếu, ngoài ra còn có màu be hoặc vàng be và cũng là loại đất hiếm trong tự nhiên, nhiệt độ chịu nung của nó khoảng từ 1175°C – 1180°C, độ co ngót so với ban đầu khoảng 12% . Trong tự nhiên Chu sa (Zhu ni) nguyên khoáng là loại đất có nhiệt độ chịu nung cao nhất khoảng 1700°C và độ co ngót so với ban đầu khoảng từ 18% – 25%.
TỔNG KẾT:
Về cơ bản, đất sét tử sa Nghi Hưng được sử dụng thành 3 nhóm chính để sản xuất ấm tử sa bao gồm đất nguyên khoáng, đất phối và đất nhân tạo. Trong đó, đất nguyên khoáng có 5 loại nguyên khoáng. Và 5 loại nguyên khoáng này mỗi loại lại được phân thành nhiều loại khác nhau nữa. Tổng cộng tất cả có 25 loại đất cơ bản dùng sản xuất Ấm Tử Sa mà khi chúng ta mua một chiếc ấm, chúng ta thường biết ấm đó được làm bằng chất liệu đất nào:
Đang cập nhật …
Trà Ô Long
Trà Ô Long ( Oolong) là một loại trà truyền thống có nguồn gốc từ Phúc Kiến – Trung Quốc, được sản xuất qua một quá trình độc đáo: Lá trà được làm héo dưới ánh mặt trời và trải qua quá trình oxy hóa và đạt đến mức oxy hóa mong muốn Các lá trà sau đó được sấy diệt men (ở một mức nhiệt độ nhất định) để ngăn chặn quá trình oxy hóa và được định hình, cuối cùng là sấy khô.
Đây là loại trà bán oxy hóa, tức là loại trà được kiểm soát và dừng lại trước khi lá trà được oxy hóa hoàn toàn, do vậy mà trà Ô Long được mô tả là ở giữa trà xanh và trà đen.
Trong văn hóa trà Trung Quốc, trà Ô Long được chia thành nhiều nhóm. Hương vị của mỗi nhóm trà lại khác nhau tùy thuộc vào vườn trồng trà và phong cách chế biến của mỗi nơi sản xuất.
Một số chất oxy hóa chính có trong trà Olong là polyphenol, theaflavin, thearubigins và EGCG. Đây là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.
Trà Ô Long là một giống trà quý, chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới – Trước kia vốn chỉ được trồng và sản xuất ở Trung Quốc tại 3 vùng: Phúc Kiến – Quảng Đông – Đài Loan. Các dòng nổi tiếng:
- Đại Hồng Bào – Trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến).
- Thiết Quan Âm – An Khê (Nam Phúc Kiến).
- Ô long Đài Loan
- Ô long Pao Chửng
Hiện nay, giống trà Ô long đã được trồng và chế biến tại Việt nam, chủ yếu tại các vùng như: Lâm Đồng (Bảo Lộc, Cầu Đất – Đà Lạt), Mộc Châu, Yên Bái… Các giống được trồng tại Lâm Đồng là giống Cao Sơn Ô long Đài Loan.
Công dụng của trà Ô long:
- Giảm Cholesterol: Trà được oxy hoá một phần như Ô long chứa polyphenol có khả năng kích hoạt enzyme hoà tan chất béo, giảm cholesterol và tăng cường sức khoẻ tim mạch.
- Tăng trao đổi chất, giúp giảm cân: Trà Ô long giúp bạn đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn bằng cách tăng cường sự trao đổi chất kéo dài 2 giờ sau khi sử dụng. Ngoài ra trong trà cũng chứa polyphenol có khả năng ức chế enzyme tạo chất béo, điều này có nghĩa là bạn có thể giảm cân với trà Ô long, miễn là bạn đừng uống nó với đường.
- Tăng sự tỉnh táo: Trà là một loại chất dinh dưỡng giúp tăng hiệu suất của não một cách tự nhiên, vì nó có chứa caffeine. Nếu nhạy cảm với caffeine – hãy pha nhạt hơn và uống ít hơn.
- Tăng cường hệ thống miễn dịch: Thường được gọi là đặc tính chống ung thư, trà Ô long hỗ trợ duy trì một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngăn ngừa tổn thương tế bào, protein chống vi khuẩn cao hơn ở những bạn hay uống trà.
- Bảo vệ đường tiêu hoá: Với những người không nhạy cảm với caffeine, trà giúp kiềm hoá đường tiêu hoá, giảm viêm với những bạn bị tăng lượng axit gây loét dạ dày. Nó còn có tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại vùng bụng. Hương vị mịn màng cũng giúp làm dịu dạ dày của người dùng
- Làm tóc chắc khỏe: Gội đầu bằng lá trà, hàm lượng các chất chống oxy hoá cao trong trà ngăn ngừa sự rụng tóc, nó còn giúp tóc bạn dày, mềm và bóng.
- Cải thiện tình trạng của da: Nếuda nhạy cảm và bị dị ứng, trà có thể giúp kìm hãm dị ứng vì nó giúp chống lại các gốc tự do, đó là đặc tính y học của các chất chống oxy hoá trong trà. Các chất này cũng cần thiết giúp da đàn hồi và trẻ trung, làm chậm quá trình lão hoá, một thức uống chống lão hoá tuyệt vời nhỉ!
- Ổn định lượng đường trong máu: Những người bị tiểu đường sẽ được hưởng lợi từ việc uống trà Ô long, polyphenol có trong trà là một chất kỳ diệu trong quá trình chuyển hoá đường, giảm lượng glucose trong máu.
- Ngừa loãng xương và giúp xương chắc khoẻ: Những người uống trà thường xuyên ít có khả năng bị giảm mật độ khoáng trong xương, giúp giữ lại các khoáng chất hữu ích trong thực phẩm. Lá trà còn cung cấp cho bạn canxi và magie.
- Ngừa sâu răng: Trà Ô long cũng như trà xanh bảo vệ răng khỏi axit tiết ra bởi các loại vi khuẩn nhất định trong miệng, ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám.
Các loại trà truyền thống Nhật Bản
Trà là một loại đồ uống quan trong trong đời sống hàng ngày tại Nhật Bản. Đối với người Nhật, uống trà đã được đưa lên thành Trà Đạo với những cách thưởng thức rất công phu, tỉ mỉ và nhiều thời gian.
image: sweet of japan
Tại Nhật, trà xanh gọi là “Ocha”, và trà đỏ gọi là “Kocha”. Trà xanh thành phẩm dùng để làm thức uống phổ biến. Dưới đây là một số loại trà truyền thống mà người Nhật Bản thường sử dụng hằng ngày:
1. Trà xanh Ryokucha
Nói về trà ở Nhật Bản, người ta nghĩ ngay đến trà xanh. Như đúng tên gọi, Ryokucha có màu xanh và được chia thành nhiều loại dựa trên thời điểm hái lá và mức độ hấp thụ ánh sáng mặt trời. Trà xanh có vị nhẹ như cỏ, không gắt. Không chỉ riêng gì Nhật Bản, nhiều quốc gia khác cũng cực chuộng loại trà này.
2. Cặn trà Konacha
Loại trà này sử dụng hết tất cả những gì còn sót lại của trà xanh, bao gồm vụn trà, búp trà và lá trà nhỏ. Đây là những loại trà phục vụ miễn phí ở các quán ăn, đặc biệt là các quán sushi bởi vì sushi và cặn trà luôn là cặp bài trùng đi đôi với nhau.
3. Trà Sencha
Sencha – loại trà xanh nổi tiếng của xứ sở hoa anh đào, được hấp ngay sau khi hái xuống từ cây (trong trạng thái lá trà vẫn còn tươi). Sở dĩ người ta phải thực hiện ngay công đoạn này bởi để tránh quá trình lên men vốn xảy ra rất nhanh ở trà. Bằng cách làm như vậy trà xanh sẽ giữ được hương vị Sencha thơm ngon lâu hơn các loại trà khác. Tùy thời gian hấp mà độ tươi của trà thay đổi, thời gian hấp càng lâu thì độ tươi càng giảm và kèm theo đó là màu trà càng chuyển sang màu xanh lục.
Các cấp độ hấp trà (theo thứ tự thời gian từ ít đến nhiều) của sencha: Asa-mushi (hấp sơ) – Chu-mushi (hấp vừa) – Fuka-mushi (hấp sâu) – Toku-mushi (hấp lâu) – Goku-mushi (hấp 2 lần)
Để phân biệt trà Sencha cũng hơi phức tạp bởi nó được chia làm nhiều loại, tuy nhiên phổ biến nhất là dựa vào độ tươi và màu sắc của thành phẩm. Sắc xanh lục là biểu thị cho lá trà đã được hấp nhiều giờ và rất kĩ.
4. Trà Bancha
Sau thời gian thu hoạch để làm trà Sencha từ cuối tháng 2 đến hết tháng năm thì chồi non và lá trà bắt đầu phát triển. Đây chính là thời gian thu hoạch để làm trà Bancha. Với trà được làm từ lá trà trong tháng 6 thì gọi là nibancha, trong tháng 8 gọi là sanbancha và trong tháng 10 gọi là yonbancha. Trà bancha được làm từ thân trên ngọn cây và những lá trà già hơn và bị loại ra trong quá trình sản xuất sencha.
So với sencha, trà Bancha chát hơn và không thơm bằng nên nó được sử dụng để làm thức uống nhẹ sau bữa ăn. Trà bancha chứa nhiều flor hơn các loại trà khác nên nó có tác dụng chống sâu răng và hôi miệng. Trà bancha được làm từ các lá trà non hơn, có mùi thơm dễ chịu và ít chát hơn được gọi là “senryu”
5. Trà gạo rang Genmaicha
Genmaicha chính là tổng hợp từ trà Sencha trộn thêm gạo rang được làm từ “gạo lứt” nguyên cám (là gạo chưa bóc vỏ lụa, tức là “genmai”). Gạo rang sẽ đem lại hương thơm đặc trưng cho genmai-cha.
Đặc điểm của thức uống này chính là trộn gạo rang và trà với tỉ lệ 1:1 nên loại trà này nhạt và ít caffein hơn trà nguyên chất Sencha. Vậy nên Genmai-cha rất được ưa chuộng dùng vào buổi tối và dành riêng cho người già và trẻ nhỏ, những người có sức khỏe nhạy cảm.
6. Trà sao Hojicha
Khác với hai loại trà ở trên Hojicha được sao ở nhiệt độ cao để tạo ra thành phẩm có màu nâu đặc trưng riêng và hương thơm ngào ngạt. Nhiệt độ chuẩn nhất là 200 độ C. Đặc biệt khi trà đạt độ chín tới thì nghệ nhân phải đưa ra khỏi máy sao và làm lạnh ngay để giữ cho hương vị trà không bị nồng quá mức, chính vì vậy người chế biến đòi hỏi phải có tay nghề và kĩ thuật ổn định. Khi pha Hojicha có mùi thơm nồng rất lâu và cực kì dễ uống cho mọi đối tượng.
7. Trà bột Matcha
Đây là loại trà được dùng trong trà đạo Nhật Bản. Ở dạng chưa nghiền bột được gọi là “Tencha”. Matcha có màu xanh sáng và độ ngọt cũng như độ chát tùy theo độ sáng của bột. Matcha càng sáng màu thì càng ngọt.
Khi cây chè lên khoảng 2-3 lá non thì người ta dùng vải mỏng hoặc mành che ánh nắng mặt trời không cho chiếu vào các chồi non. Trong quá trình làm tencha, người ta sấy khô sau khi đã hấp chồi non. Trong quá trình sấy khô, gân lá và thân mảnh được loại bỏ trước khi đem nghiền thành bột.
Matcha rất dễ dùng, là một thức uống thơm ngon, bổ dưỡng làm tinh thần con người phấn chấn, dễ chịu hơn sau cả ngày dài mệt mỏi. Matcha có thể hòa tan trong nước nên nó cung cấp toàn bộ chất dinh dưỡng khi thưởng trà. Bột matcha cũng là một nguyên liệu trong rất nhiều các món ăn truyền thống ở Nhật Bản.
8. Trà cành Kukicha
“Kuki” trong tiếng Nhật nghĩa là “thân” hay “cành”, chính vì vậy Kukicha là thứ trà được làm từ các cành chồi non, có vị ngọt thanh và hương thơm thoang thoảng đặc biệt. Khi pha mùi vị trà lan tỏa khắp nơi khiến chỉ cần ngửi thôi cũng thấy nhẹ nhàng hơn rồi.
9. Trà búp Mecha
Mecha là loại trà quý phái nhất trong danh sách các loại trà truyền thống của người Nhật, được tuyển chọn kĩ càng trong khâu nguyên liệu, đồng thời công đoạn chế biến cũng rất tinh tế. Mecha là trà búp non chọn trong quá trình chế biến các loại trà cao cấp nên có vị ngọt và vị đậm tự nhiên lôi cuốn người dùng.
10. Trà cuốn Tama-ryokucha
Dạng trà này đặc biệt hơn một chút so với các thứ trà khác ở chỗ chúng được bỏ qua giai đoạn chuốt thẳng khi chế biến, mà thường chỉ cho vào lò sấy quay bằng gió nhiệt. Điều đó tạo cho Tam-ryokucha hình dạng cuộn tròn chứ không thẳng và có vị chát dịu, nên khi thưởng thức du khách chỉ nên nhấm nháp từng chút một.
11. Trà mới Shincha
Vào mùa đông ở Nhật Bản rất lạnh giá. Băng tuyết trùm lên tất cả các trang trại trồng chè. Lúc này, những cây chè tạm thời ở trạng thái ngừng hoạt động và lớn lên. Đồng thời vị ngon cơ bản thứ năm, umani của những lá chè được ủ kín. Khi thời tiết ấm lên, cây chè thức dậy, phát triển các chồi bíp, hương vị chè trở nên bung tỏa mạnh mẽ hơn. Mùa thu hoạch chè mới phụ thuộc vào thời tiết, thường thì qua một quãng thời gian lạnh lẽo, khi trời vừa ấm lên.
Những lá trà được hái đầu tiên rất tươi ngon và ngọt ngào, được người dân Nhật Bản gọi bằng cái tên thông dụng “ichibancha” hơn là shincha. Ở Nhật có quan niệm rằng những ai uống loại trà mới được chọn vào ngày thứ 88 sau ngày xuân phân (ngày 04 tháng 2) sẽ có thể có một năm dồi dào sức khỏe. Shincha giàu axit amin, vitamin và hầu hết chỉ được phân phối tại thị trường Nhật Bản.
Nguồn: tổng hợp từ internet