Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng

Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng sản xuất từ Đồng Mộc Quan núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là quê hương của huyền thoại Nham trà hay những loại trà tốt nhất ở Trung Quốc.

vũ di

Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng

Truyền thuyết kể rằng có một đội quân lính đi qua thung lũng núi Vũ Di đã dừng lại nghỉ ngơi tại nhà một nông dân trồng chè và ngủ qua đêm trên lá chè phơi khô bên ngoài. Người chủ nhà không muốn gây rắc rối, đã trốn trong nhà không ra ngoài, nên không thể chăm sóc chè của mình. Sáng hôm sau khi những người lính rời đi, trà đã bị oxy hóa hoàn toàn. Toàn bộ trà chuyển sang màu đen và nguoiwf nông dân xem như đã hỏng. Vì tiếc, cố gắng để trà không bị bỏ đi lãng phí, người nông dân đem bỏ trà lên chảo nóng và hun lên.

Trong làng có rất nhiều gỗ thông nên gỗ thông được sử dụng trong quá trình đốt chảo. Không ngờ hương khói gỗ thông lại tình cờ tạo nên một hương vị đặc trưng cho trà Chính Sơn Tiểu Chủng. Hòa quyện với chất lượng vốn có của lá trà, hương vị trái cây, hương rừng rõ nét và đậm đà, nước trà màu hổ phách vô cùng ấn tượng. Được sản xuất với số lượng hạn chế vào mỗi mùa xuân, Hồng trà Chính sơn tiểu chủng là một loại trà đặc trưng quý hiếm.

hồng trà chính sơn tiểu chủng

Trà Chính Sơn Tiểu Chủng được làm thủ công bởi những bậc thầy làm trà giàu kinh nghiệm, chỉ dựa vào các phương pháp truyền thống. Để làm loại trà này cần ít nhất 20 bước riêng biệt. Các công đoạn thủ công truyền thống phức tạp, bao gồm làm mát, làm héo, cán, lên men và sấy khô, đóng gói.

Phải cần đến khoảng 5kg lá trà tươi để tạo ra 1kg trà đã diệt men (mao trà), và sau đó cứ 1kg mao trà sau khi sấy khô sẽ khoảng 70g trà Chính sơn tiểu chủng thành phẩm.

Tất cả những quy trình chế biến Hồng trà Chính sơn tiểu chủng phải được thực hiện trong “Thanh Lâu” – một tòa nhà truyền thống ba hoặc bốn tầng – tầng đầu tiên có một lò lớn đốt bằng gỗ thông, lá trà hấp thụ hương khói của gỗ thông đang cháy, trà có mùi khói riêng và tạo nên hương vị đặc trưng của nó, hương mạnh trong những lần pha đầu tiên và nhạt dần qua các lần ngâm tiếp theo, nhưng không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Một công đoạn chế biến khá đặc biệt khác là cắt ngắn lá trà ra làm đôi, nhằm mục đích làm bão hòa trà với hương khói này để trà có mùi thơm và vị đậm đà hơn.

Chính Sơn Tiểu Chủng là dòng trà nổi tiếng và được tiêu thụ phổ biến trên khắp thế giới, được coi là Ông Tổ của Hồng trà truyền thống.

Trà Chương Bình Thủy Tiên

Chương Bình Thủy Tiên là một loại trà truyền thống của những người nông dân trồng trà ở thành phố Chương Bình, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Chương Bình Thủy Tiên là loại trà ép bánh duy nhất của dòng trà Ô long.

Năm 1914, một Nghệ nhân trà của thành phố Chương Bình đã tạo thủ công ra bánh trà ô long thủy tiên độc nhất vô nhị trên thế giới.. Trong số hàng chục loại trà ô long được sản xuất ở Chương Bình, đây là loại trà nổi bật nhất.

chương bình thủy tiên

Trà mang đậm hương vị truyền thống, có hương hoa tự nhiên như hoa lan và có mùi thơm của hoa thủy tiên, hương vị êm dịu và độ lưu hương lâu, ngọt hậu.

 

Trà Ô Long Chương Bình Thủy Tiên

 

Công dụng giải rượu của trà Phổ Nhĩ

1.   Ảnh hưởng của rượu tới cơ thể:

Người sau khi uống rượu, bia thường có cảm giác: đau nhức đầu, mệt mỏi, mất tỉnh táo, không những thế về lâu dài ảnh hưởng đến não và các cơ quan nội tạng như gan, thận, thần kinh, tim mạch, ung thư và nhiều vấn đề khác.

Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể chúng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
Khi rượu vào cơ thể được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.

Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương.

2.     Tác dụng của trà Phổ Nhĩ với người uống rượu

Hiệu quả và tác dụng của trà Phổ Nhĩ hiện nay đã được nhiều người công nhận, tác dụng của nó thực sự tốt cho người già, đàn ông trung niên, phụ nữ như giảm cân, hạ huyết áp, hạ lipid máu … Tất nhiên là có cả một tác dụng rất đặc biệt là giải rượu. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ nói về tác dụng của trà Phổ Nhĩ chín đối với những người uống rượu.

trà phổ nhĩ chín

“Bản Thảo Cương Mục Thập Di”  do Triệu Học Mẫn thời nhà Thanh (Bổ chính “Bản Thảo Cương Mục” của Lý Thời Trân)  – một công trình nghiên cứu đồ sộ về dược liệu thuốc của Trung Quốc từ thời xưa – đã đề cập đến trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm tỉnh táo và giải độc rượu.

Các thử nghiệm lâm sàng của các chuyên gia liên quan trong và ngoài nước và thực tế cá nhân của nhiều người uống trà cũng đã chứng minh rằng trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm tỉnh táo sau khi uống rượu và giải độc.

Cơ thể con người cần rất nhiều vitamin C trong quá trình thủy phân rượu và kích thích trung tâm não bị rượu gây mê. Vitamin C của trà Phổ Nhĩ lên men tăng gấp đôi do tác động của vi sinh vật trong quá trình chế biến.
Carbohydrate hòa tan có tác dụng kỳ diệu trong việc bảo vệ gan, và trà Phổ Nhĩ tạo ra một lượng lớn polysaccharide và monosaccharide hòa tan và oligosaccharide trong quá trình lên men, vì vậy nó có tác dụng đặc biệt đối với bảo vệ gan. Hàm lượng của các polyphenol trong trà có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa ethanol và có tác dụng bảo vệ gan.

Uống trà có thể làm tăng chức năng co mạch, theophylline có tác dụng lợi tiểu, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết rượu ra khỏi cơ thể nhanh chóng và giảm tác hại của say rượu.

Trà Phổ Nhĩ chín lên men có tính chất ấm nóng, không làm tổn thương tỳ vị, dạ dày, sau khi vào cơ thể người sẽ tạo thành một lớp màng nhầy bám trên bề mặt bao tử để bảo vệ dạ dày khỏi tác hại của rượu, đây là lớp bảo dưỡng có lợi cho dạ dày, việc sử dụng trà để giải rượu sẽ không bao giờ gây hại cho lá lách và dạ dày, vì vậy uống trà Phổ Nhĩ để giải rượu là một giải pháp tốt.

Về lâu dài, trà Phổ Nhĩ có thể làm giảm tác hại của rượu đối với cơ thể con người. Rượu bia ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể, thúc đẩy quá trình lắng đọng mỡ trong máu ở thành mạch, làm lòng mạch nhỏ lại, gây xơ cứng mạch máu, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác. Trà Phổ Nhĩ  phá vỡ chất béo trong mạch máu và bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, những bệnh nhân có hàm lượng mỡ trung tính trong máu cao được uống trà Phổ Nhĩ  từ 3-10 tháng, người ta thấy rằng 70% trong số họ đã giảm lượng mỡ trung tính trong máu. Phổ Nhĩ trong quá trình lên men có các flavonoid được tạo ra ở dạng glycosid flavonoid.

Các glycosid flavonoid có tác dụng như vitamin P và là chất quan trọng để ngăn ngừa sự xơ cứng của mạch máu người. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả các tổn thương mạch máu do uống quá nhiều rượu và các bệnh liên quan phát sinh từ đó.

Rượu ảnh hưởng làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trà Phổ Nhĩ còn giúp gia tăng quá trình trao đổi chất, tạo năng lượng và làm cơ thể khỏe lại sau khi uống rượu nhiều.
Tác dụng của trà Phổ Nhĩ với người uống rượu là rất đặc biệt, tác dụng nhanh, không gây hại cho các bộ phận của cơ thể, một giải pháp tốt để giải rượu, giải độc cơ thể sau khi say. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả tùy thuộc vào chất lượng của trà Phổ Nhĩ. Trà Phổ nhĩ hảo hạng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng.


Trong một lần trao đổi với một người bạn về trà, anh kể rằng một lần do uống quá nhiều rượu nên say, sau khi về nhà nghe nói trà Phổ Nhĩ có thể giải rượu, giải độc gan nên đã pha uống. Sau khoảng một tiếng anh ấy cảm thấy đầu óc tỉnh táo dần, người thoải mái hơn.

Sáng hôm sau anh lại pha uống thêm vài ấm nữa thì cảm thấy bình thường trở lại, cơ thể rất thoải mái, và anh hầu như không cảm thấy rằng mình đã say. Từ đó anh thường xuyên dùng trà Phổ Nhĩ chín – đặc biệt là sau khi uống rượu.

Nguồn tham khảo:

  • http://condrells.com/ 
  • https://www.puercn.com/
  • Supplements to Compendium of Materia Medica of Zhao Xuemin

Bài viết nghiên cứu, biên dịch của ThichTra.com . Vui lòng ghi rõ “Nguồn: thichtra.com” khi sử dụng lại nội dung.

Phương pháp pha trà

Bàn về phương pháp pha trà của người Việt và Trung Quốc – nếu không nói đến cách uống trà đơn giản phổ biến hàng ngày của người Việt, mà bàn thêm đến yếu tố nghệ thuật thưởng trà – thì có nhiều nét giao thoa, tương đồng. Trước tiên là trà cụ, cũng đều có khay trà, ấm trà, chén tống, chén quân…, rồi đến trà cũng có lục trà, bạch trà …

Phương pháp pha trà:

Cách pha trà có thể chia làm hai mức độ:

  • Mức cơ bản – chủ yếu là pha trà bằng các bước cơ bản để có chén trà ngon.
  • Mức công phu, nghệ thuật – pha trà và dưỡng/ chơi trà cụ (dưỡng ấm tử sa, thẩm hương, nuôi thiềm thừ, …).

phương pháp pha trà

Bài viết và đồ họa bản quyền của TraKinh.com. Vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng lại.

Ấm tử sa

Ấm tử sa xuất hiện vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Theo Trà kinh của Lục Vũ, từ thời nhà Đường (618-907), người ta hay dùng trà bánh hoặc trà bột, đun và pha trà trong một cái nồi. Đến thời nhà Tống (920-1280), ngoài sử dụng trà bánh, trà bột ra, còn sử dụng trà lá khô như hiện nay.

Nhưng phải đến thời nhà Minh thì việc chế tạo ấm pha trà và uống trà bằng chén nhỏ mới bắt đầu. Những chiếc ấm trà và chén uống trà lúc bấy giờ đã gắn liền với địa danh nổi tiếng sản xuất ấm là Nghi Hưng – chuyên sản xuất các loại ấm đất bằng loại đất sét tử sa với nhiều kiểu dáng, kích thước lớn nhỏ, màu sắc khác nhau cho tới tận ngày nay – gọi là ấm tử sa.

Ấm tử sa là một loại ấm pha trà được làm bằng đất đặc biệt. Ấm tử sa được nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ và không tráng men. Ấm được gọi là tử sa vì loại ấm này được chế tạo từ đất sét tử sa và thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc.

ấm tử sa

Ngoài vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển, được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân từ các loại đất đặc biệt và hiếm, ấm tử sa còn giúp trà khi pha trong ấm được ngon hơn so với các loại ấm thông thường do một số công dụng, tính chất đặc biệt khác của ấm:

  • Đất tử sa để làm ấm tử sa được luyện từ quặng thô nguyên khoáng mà thành. Loại đất này có cấu trúc và thành phần cấu tạo gồm oxit sắt, silic, mica, kaolinite cùng nhiều khoáng chất khác trong đó oxit sắt là thành phần chủ yếu, chỉ có vùng Nghi Hưng mới có. Chính nhờ thành phần cấu tạo đặc biệt này mà những chiếc ấm trà tử sa Nghi Hưng luôn có những phẩm chất đặc biệt, ưu điểm rất tuyệt vời, pha trà cho nước ngon hơn.
  • Kết cấu chất đất tử sa có nhiều bóng khí kép siêu nhỏ bên trong, nên thành ấm tử sa  cách nhiệt, giữ nhiệt tốt và có khả năng hút tinh trà, hương trà vào ấm, sau một thời gian sử dụng lâu đổ nước sôi trắng vào vẫn có mùi trà. Đây là điểm khác biệt mà các loại ấm trà khác không thể có.
  • Ấm tử sa giữ được hương trà lâu dài và không làm hương trà bị nồng, đặc biệt có tác dụng ngâm hãm trà cho màu sắc và hương vị ngon.
  •  Chất đất tử sa có khả năng truyền nhiệt chậm, nên nó giữ nhiệt tốt. Bên trong ấm nước đủ nóng pha trà nhưng cầm bên ngoài không bị bỏng rát.
  • Ấm tử sa có tố chất chịu nhiệt, sự thay đổi nhiệt chênh lệch nóng lạnh nhanh hay tiết mùa đông (ở những vùng rất lạnh) dùng nước nóng cũng không dễ làm ấm bị nứt vỡ.

Từ xưa, cổ nhân đã nêu bảy ưu điểm của ấm tử sa như sau:

  1. Chế nước sôi vào không làm trà mất hương vị, sắc hương còn nguyên
  2. Ấm trà dùng lâu, chế nước sôi không có trà cũng ra mùi trà
  3. Trà vị không bị biến chất
  4. Chịu nhiệt cao, mùa đông tháng giá đổ nước sôi vào không bị nứt
  5. Ít truyền nhiệt, cầm vào không phỏng tay
  6. Dùng càng lâu càng lên nước, da ấm bóng lộn
  7. Có nhiều màu đẹp khác nhau, dễ lựa chọn

Giá trị của một chếc ấm tử sa phụ thuộc vào các yếu tố: chất liệu đất quý hiếm làm ấm, tên tuổi nghệ nhân làm ấm và kiểu dáng riêng của nó.

Xem “Các loại đất làm ấm tử sa

Trà Long Tỉnh

Trà Long Tỉnh là một loại trà xanh nổi tiếng của Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc. Hầu như được chế biến bằng tay theo phương thức truyền thống và nổi tiếng vì có chất lượng rất cao. Trà Long Tỉnh được chia thành 7 hạng khác nhau: loại cao cấp, loại đặc biệt, và các loại từ 1 đến 5.

Giống như hầu hết các loại trà xanh khác, lá trà Long Tỉnh được sao khô để tránh quá trình lên men. “Quá trình lên men” ở đây được hiểu là quá trình những lá trà tươi sau khi hái dần mất đi mùi vị trà, kết quả của quá trình oxy hóa do các enzim. Sự oxy hóa này bị ngăn chặn bằng việc sấy và làm bay hơi nước trong lá trà trước khi nó hoàn toàn bị héo. Khi được ngâm vào nước, lá trà Long Tỉnh sinh ra màu vàng xanh lá cây, mùi thơm dịu, vị đậm, có chứa Vitamin C và Axít amin.

Trà Long Tỉnh nghĩa là trà “rồng nằm trong giếng”, được chế biến tại Hàng Châu. Nơi đây thiên nhiên rất đặc trưng, khí hậu mát mẻ, nguồn nước dồi dào, do đó trở thành một nơi rất thích hợp cho trà xanh sinh trưởng.

Trà Long Tỉnh được vua Khang Hy thời Mãn Thanh phong là Ngự trà, loại trà biểu trưng cho hoàng đế.

Cũng có tương truyền, vua Càn Long từng ghé thăm một vườn trà Long Tỉnh. Thoạt đầu khi thử trà, vua Càn Long chưa ấn tượng… nhưng rồi một lúc sau ngài cảm thấy hậu vị thanh ngọt ngấm trong cổ và rất thích. Cũng từ đó trà Long Tỉnh trở thành phẩm vật tiến cung… Tên của trà theo truyền thuyết cũng do vua Càn Long đặt, khi ông nhìn xuống một giếng nước gần đó và thấy bóng của cây trà lung linh dưới nước, giống hình 1 con rồng đang bay lượn trong giếng, nên Càn Long đặt tên là Long Tỉnh Trà.

Ngày nay, trà Long Tỉnh trở thành một thứ trà rất thời thượng của dân uống trà. Nó cũng vẫn thường được coi là quốc trà của Trung Quốc và là loại đồ uống yêu thích của các nhà lãnh đạo Trung Quốc; đồng thời cũng thường xuyên được dùng để mời các vị khách quý cấp nhà nước.

Trung bình mỗi hộp trà Long Tỉnh có khoảng 25.000 đọt lá. Người ta thường phải hái trà vào buổi sáng. Công việc sấy trà cũng rất khác biệt, người làm công việc này không dùng bất kỳ một dụng cụ nào ngoài hai bàn tay của họ.

Trà Long Tỉnh nước xanh mát, thoang thoảng hương thơm… Trà Long Tỉnh thường được đựng trong hộp sang trọng để dùng làm quà tặng cao cấp cho giới thượng lưu ở Châu á.

trà long tĩnh

Trà Long Tỉnh

Tây Hồ Long Tỉnh
Là loại tiêu chuẩn theo quy ước tên gọi, bởi Tây Hồ là nơi loại trà đặc thù này phát triển. Loại trà Long Tỉnh này được xếp vào một trong những loại trà nổi tiếng Trung Quốc, sinh sôi và phát triển trong một vùng xác định rộng khoảng 168 km² ở tỉnh Chiết Giang gần Tây Hồ. Trong lịch sử, Long Tỉnh Tây Hồ được chia làm 4 loại cho 4 vùng nhỏ hơn là : Sư (Sư Tử), Long (Rồng), Vân (Mây), và Hổ. Nhưng theo thời gian, sự phân biệt này dần bị quên lãng, cho đến hiện nay được sửa lại thành các loại trà Tứ Phương Long Tỉnh, Mai Gia Long Tỉnh và tên gọi chung là Tây Hồ Long Tỉnh. Mặc dù một số người sành sỏi vẫn hay gọi loại trà Sư Tử là “crème de la crème”.
Long Tỉnh trước Thanh Minh
Loại trà được uống vào những tháng đầu tiên trong năm trước tiết thanh minh. Được làm từ những ngọn trà rất non hái trước tiết Thanh minh, ngày 5 tháng 4 hàng năm. Chu trình chế biến diễn ra rất ngắn, chỉ trước Thanh minh hàng năm 10 ngày. Trà được hái trước thời điểm này là loại trà thuộc cấp thấp tên là Vũ Tiền Long Tỉnh – Long Tỉnh trước mưa. Trong 10 ngày ngắn ngủi, những nhánh trà non trên đỉnh cây trà sẽ chỉ được hái bởi những người hái có kinh nghiệm, sau đó được chế biến rất đặc biệt; do đó, Long Tinh trước Thanh Minh luôn đắt hơn những loại trà Long Tỉnh thông thường.
Tứ Phương Long Tỉnh
Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này được đánh giá là loại trà có chất lượng cao nhất Trung Quốc; có vị tươi, hương thơm nồng và lưu lại rất lâu, có sắc xanh hơi vàng. Một số người làm trà không đứng đắn đã làm giả màu trà này để bán trà với giá cao.
Mai Gia Ô Long Tỉnh
Một loại trong nhóm Tây Hồ Long Tỉnh. Loại trà này nổi tiếng với màu xanh ngọc bích rất hấp dẫn. Vào khoảng năm 2005 có thể được bán với giá 6000 Nhân dân tệ 1 kg trực tiếp từ người trồng.
Bạch Long Tỉnh
Không phải là một loại trà Long Tỉnh thật sự nhưng có những nét giống đặc tính thông thường của Long Tỉnh. Loại trà này có xuất xứ từ An Cát, thuộc tỉnh Chiết Giang. Được chế biến từ những năm 80 thế kỷ trước từ một loại cây trà trắng và do đó rất khác thường, nhiều người nói răng nó chứa hàm lượng Axít amin cao hơn các loại trà xanh thông thường.
Tiền Đường Long Tỉnh
Loại trà này sinh trưởng ngày ngoài vùng loại trà Tây Hồ Long Tỉnh sinh sống, tại Tiền Đường. Loại trà này không cao cấp bằng loại trà Tây Hồ.
Ngự phẩm Long Tỉnh: Trà Long tỉnh với hẩm trà tốt nhất được tuyển chọn chuyên để tiến Vua

Trà Long Tỉnh: Tiếng Hán giản thể: 龙井茶; phồn thể: 龍井茶

Sưu tầm

Trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm là một cực phẩm của trà Ô Long (thuộc nhóm trà Ô Long). Phẩm chất đặc trưng của trà là sợi trà cong xoắn, kết tròn đầy đặn, nặng chắc đều nhau, màu xanh lục trạch sa, hình thể tựa như cái đầu con chuồn chuồn, như loa ốc. Sau khi pha, trà màu vàng tươi đậm, đẹp tựa hổ phách, có mùi thơm tự nhiên ngào ngạt của hoa lan, vị trà đậm đà dịu ngọt lâu tan, tục xưng là có “âm vận”. Trà Thiết Quan Âm vừa ngon vừa lâu, có thể nói “bảy nước còn dư hương”.

trà thiết quan âm

Trà Thiết Quan Âm vốn được sản xuất ở trấn Tây Bình huyện An Khê có hơn 200 năm lịch sử.

Nguồn gốc của trà Thiết Quan Âm

Ở An Khê còn lưu truyền một câu chuyện: Tương truyền vào đời Thanh năm vua Càn Long, trên vườn trà ở trấn Tây Bình, huyện An Khê, Ngụy Ẩm chế được một loại trà ngon, mỗi ngày sáng tối ông đều pha 3 chum trà cúng dường lên Bồ Tát Quan Âm. Cứ như vậy suốt mười năm trời không hề gián đoạn, đủ thấy lòng thành tin Phật của ông.

Một đêm, Ngụy Ẩm mộng thấy ở trên vách núi có một cây trà tỏa ra mùi thơm của hoa lan, đang lúc định hái, bị tiếng chó sủa ở đâu làm tỉnh mất cơn mộng. Sang ngày hôm sau, quả nhiên ở trên chởm đá ông tìm thấy một cây trà giống hệt cây trà trong mộng. Do đó Ngụy Ẩm hái một ít lá non mang về nhà chuyên tâm chế biến. Sau khi chế xong, vị trà dịu ngọt thơm ngon, làm tinh thần nhẹ nhàng. Ngụy Ẩm cho rằng đây là vua trong các loại trà, liền bứng cả cây trà mang về nhà làm giống để trồng.

Vài năm sau, trà mọc nhiều và tươi tốt, cành lá xum xuê. Do vì lá trà đẹp như Ngài Quan Âm, nặng như sắt, mà lại do Ngài Quan Âm gia hộ báo mộng cho nên ông gọi trà là Thiết Quan Âm.

Từ đó Thiết Quan Âm nổi danh thiên hạ, là một trong “Thập đại danh trà” của Trung Hoa.

Cây trà Thiết Quan Âm bẩm sinh vốn yếu mềm nên người trồng trà phải chăm sóc kỹ. Cuối tháng ba hàng năm cây trà đâm chồi, đầu tháng năm bắt đầu thu hái. Cây trà Thiết Quan Âm ra búp quanh năm, nhưng sản lượng vào mùa xuân là nhiều nhất, hương trà vào mùa thu là thơm đượm nhất.

Phân loại trà Thiết Quan Âm

Trà Thiết Quan Âm hiện tại được chia thành 3 dòng dựa theo hương vị như sau: Thanh Hương, Nùng Hương và Trần Hương:

  • Thiết Quan Âm Nùng Hương: Đây là loại Thiết Quan Âm được gia nhiệt ở mức độ cao. Dòng Thiết Quan Âm này cho màu nước sắc xanh, ánh vàng. Vị trà có đắng hơn so với Thanh Hương.
  • Thiết Quan Âm Thanh Hương: Dòng trà này được gia nhiệt thấp hơn dòng Nùng Hương, chú trọng vào mùi hương của trà, nước trà sau khi pha có màu xanh ngọc bích. Mùi hương là điều đặc biệt nhất, tùy theo cấp độ mà mùi hương có thể giữ được trong 5-7 nước hay 8-10 nước
  • Thiết Quan Âm Trần Hương: Đây là phiên bản sao hoàn toàn của Thiết Quan Âm, dòng này có phong cách cổ điển, mùi hương nồng, ấm áp hơn và đặc trưng của viên trà có màu nâu sẫm.

Nguồn: Tổng hợp

Trà Phổ Nhĩ

Trà Phổ Nhĩ là một loại trà rất đặc biệt trong các loại trà xét trên phương diện phương pháp chế biến công phu, đặc tính và nguồn nguyên liệu của trà.

Phổ Nhĩ là tên gọi một địa danh tại tỉnh Vân Nam Trung Quốc, ở đây có một loại trà rất đặc biệt, nổi tiếng được sản xuất bằng phương pháp lên men, vì vậy, người ta gọi loại trà được sản xuất theo phương pháp lên men này là trà Phổ Nhĩ.

Trà Phổ Nhĩ vốn có xuất xứ lâu đời từ Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, loại trà này đặc biệt hơn các loại trà khác ở chỗ là được sản xuất từ giống chè cổ thụ to lớn. Ở vùng Phổ Nhĩ, giống chè cổ thụ nằm trên độ cao hơn 1300 m. Ngày nay, trà Phỗ Nhĩ là tên gọi của loại Trà được chế biến từ giống chè cổ thụ theo phương pháp lâu đời của vùng Phỗ Nhĩ. Ở Việt Nam, giống chè này mọc ở trên những vùng núi cao trên 1000 m.phía bắc như Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Sơn La.

Điểm quan trọng để tạo nên sự khác biệt của trà Phổ Nhĩ ngoài nguyên liệu lá chè cổ thụ vùng núi cao là phương pháp chế biến. Trà Phổ Nhĩ được diệt men và vò xong thì lại được làm khô bằng cách phơi nắng. Do được làm khô chậm bằng cách phơi nắng nên trà lại tiếp tục lên men một phần nhỏ khi phơi.

Có hai loại trà Phổ Nhĩ:

Trà Phổ Nhĩ sống: Sau khi làm khô, lá trà nếu được đóng bánh ngay thì gọi là Phổ Nhĩ sống. Phổ Nhĩ sống có quá trình lên men được diễn ra một cách tự nhiên theo năm tháng. Để càng lâu thì hương vị càng thơm ngon, màu càng đẹp.

Trà Phổ Nhĩ chín: Sau khi làm khô, lá trà được ủ ( để ép lên men nhanh) trong khoảng 30 đến 50 ngày thì gọi là trà Phổ Nhĩ chín.

Trà Phổ Nhĩ được trải qua quá trình lên men vi sinh vật hoàn toàn, vì vậy nó được gọi là trà lên men hoàn toàn. Có thể nói rằng: Phổ Nhĩ sống sau nhiều năm sẽ ‘chín’ thành Phổ Nhĩ lâu năm, còn Phổ Nhĩ chín là Phổ Nhĩ sống bị ép ‘chín’ nhanh trong vài 30 – 45 thay vì đợi nhiều năm.

trà phổ nhĩ

Trà Phổ Nhĩ thường được nén lại đóng thành bánh hoặc viên, phổ biến là hình bánh tròn. Loiaj trà bánh này không có hạn sử dụng, để bao lâu cũng được. Bánh trà thành phẩm hơn năm năm là lúc thời điểm thích hợp nhất để uống. Nếu chất lượng của trà vẫn chưa được như ý, thì người dùng có thể để thêm vài năm nữa, sau đó có thể uống.

Khi pha trà Phổ Nhĩ phải sử dụng nước có nhiệt độ cao, tầm > 95 độ để làm trà nở bung ra, hương và vị của trà được phát huy. Nếu dùng nước có nhiệt độ thấp sẽ làm cho nước trà nhạt, thiếu hương vị. Nước trà có màu nước nâu đỏ, hoặc vàng đỏ sóng sánh rất đẹp, mùi nồng thoang thoảng rất đặc trưng, vị chát dịu, hậu ngọt.

Ở Việt Nam, tại Hà Giang, những rừng trà Shan Tuyết hoang dã trên núi cao là nguồn nguyên liệu tốt để sản xuất ra trà có chất lượng tương đương trà Phổ Nhĩ của Trung Quốc. Nhiều nhà sản xuất trà Trung Quốc đã sang Việt Nam tìm mua trà Shan Tuyết Lào Cai, Sơn La, Hà Giang để sản xuất trà Phổ Nhĩ.

Trà Phỗ Nhĩ được chế biến từ lá chè Shan Tuyết cổ thụ vùng Tây Bắc Việt Nam

Hiện tại, Việt Nam cũng đã có trà bánh được sản xuất từ nguồn trà Shan Tuyết cổ thụ vùng núi cao Tây Bắc, có phương pháp chế biến công phu của trà Phỗ Nhĩ và chất lượng tương tự như trà Phổ Nhĩ của Trung Quốc.

Giá trị và công dụng:

Các công trình nghiên cứu giá trị dinh dưỡng và giá trị y học của trà Phổ Nhĩ tại Trung Quốc, Nhật Bản và Châu Âu đã phát hiện ra rất nhiều tính chất kỳ diệu:

  1. Thường xuyên uống trà Phổ Nhĩ sẽ giúp làm giảm mỡ máu, giảm đường trong máu
  2. Có tác dụng hạ huyết áp;
  3. Làm giảm các hợp chất béo và isolipit, giảm cholesteroltrong cơ thể.
  4. Tác dụng chữa bệnh sơ cứng mạch vành tim; ngăn được sơ cứng mạch máu
  5. Trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm giảm triphosphoglyxein và axit béo tự do. Ức chế hình thành cholesterol, tăng bài tiết cholesterol.
  6. Có tác dụng ức chế rất rõ rệt với vi khuẩn, nấm và nấm men;
  7. Ức chế rất mạnh sự phát triển tế bào ung thư. Có thể tăng sự sản sinh tế bào miễn dịch trong cơ thể;
  8. Có tác dụng giảm béo
  9. Có khả năng loại bỏ gốc tự do
  10. Có tác dụng nhất định đến việc phòng nhiễm xạ
  11. Làm giảm độc tố của thuốc lá….

Nguồn: Tổng hợp

Trà Kinh

“ Trà kinh ” là cuốn sách Bách khoa toàn thư về chè lâu đời nhất từ đời Nhà Đường và có ảnh hưởng sâu xa, rộng lớn đến các đời sau này.

Năm 760, Lục Vũ quen sống cuộc đời ẩn dật của một nhà văn hoá ở Thiệu khê, Hồ châu, tỉnh Chiết giang và đã biên soạn cuốn “ Trà kinh ”, đến nay là cuốn chuyên khảo đầu tiên về chè trên thế giới. Cuốn sách chia thành 10 chương:

  1. Nhất chi nguyên: nói về nguồn gốc cây chè, ảnh hưởng của các điều kiện thiên nhiên đến chất lượng chè, công dụng của chè đối với sinh lý con người.
  2. Nhị chi cụ: nói về 15 công cụ trồng chè, hái chè, chế biến chè.
  3. Tam chi tạo: nói tiêu chuẩn phẩm cấp búp chè đối với các loại trà thành phẩm khác nhau, yêu cầu của chế biến trà.
  4. Tứ chi khí: giới thiệu 25 dụng cụ pha (nấu) chè, uống chè.
  5. Ngũ chi chủ: bàn về pha (nấu) trà, nêu lên các tiêu chuẩn phẩm chất trà.
  6. Lục chi ẩm: nói về uống trà, phưong pháp pha trà, gồm 9 thao tác trong ẩm trà hay còn gọi là Cửu đạo trà.
  7. Thất chi sử: ghi chép các danh nhân yêu thích chè và các trà thoại về trà, lịch sử cây chè, đồng thời còn giới thiệu về công dụng chữa bệnh của chè.
  8. Bát chi xuất: nói về các vùng chè, phân bố các vùng chè Đời Nhà Đường, bình luận về chất lượng trà của các vùng.
  9. Cửu chi lược: nói về khả năng đơn giản hoá một số khâu trong chế biến trà, phân loại trà trong một số điều kiện đặc thù: tại các chùa ở những vùng sâu xa, trên núi cao.
  10. Thập chi đồ: nói về các tranh ảnh vẽ về trà treo lên tường hay bầy biện trong nhà, để khỏi bị lãng quên.

trà kinh

Hiện nay, tại quê hương Lục Vũ, có xây dựng một nhà bảo tàng kỷ niệm Lục Vũ, để ghi nhớ đến người đã có cống hiến lớn cho văn hoá và lịch sử chè Trung Quốc. Ngoài ra còn dựng một tượng đồng Lục Vũ đang ngồi uống một chén chè tại quê hương Thiên Môn của ông.

Cách pha trà kiểu trà công phu

Pha trà, uống trà là một nghệ thuật. Có hai phương pháp pha trà, uống trà đã được nâng lên tầm “đạo” là Trà đạo Nhật Bản và Trà đạo Trung Quốc (còn thể gọi là trà công phu, trà nghệ Trung Quốc). Trà đạo Nhật bản thiên về nghi thức, còn trà nghệ Trung Quốc thiên về chật lượng trà và ấm.

Phạm vi bài viết này nói về phương pháp pha trà và cách uống trà của Trung Quốc ở mức thông dụng.

  1. TRÀ CỤ:

Trà cụ là một phần quan trọng để tạo nên văn hóa trà Trung Quốc. Thông thường người uống trà sẽ có những trà cụ để uống trà cơ bản sau:

  • Ấm tử sa – lựa chọn hàng đầu (bao gồm ấm độc ẩm, ấm song ẩm, ấm quần ẩm dành cho nhều người), ấm gốm sứ.
  • Chén uống trà (có thể là chén bằng đất tử sa, bằng gốm tráng men, chén sứ, ngọc, bạc, thủy tinh …) và đế lót chén.
  • Chuyên trà hay trà hải: là chén lớn bằng tử sa, gốm, sứ, hoặc thủy tinh có dung tích gần ngang hoặc lớn hơn ấm trà nhỏ, có miệng rót và có thể có hoặc không có quai, không có nắp, dùng để đựng nước trà đã pha từ ấm trước khi rót vào các chén nhỏ để uống. Có thể có lưới lọc trà dùng kèm. Ở Việt nam cũng có từ xưa và gọi là chén tống.
  • Khay trà (khay gỗ hoặc khay gốm). Những bàn trà lớn thường dùng khay gỗ lớn có lỗ thoát nước được gắn liền với ống nhựa chảy xuống một bình đựng nước thải ra, vì lượng nước được sử dụng bao gồm rửa chén, tráng ấm, pha trà … khi uống trà kiểu Trung Quốc là rất nhiều.
  • Dụng cụ đun nước sôi (ấm điện, ấm đun bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp than, …)
  • Dụng cụ khác: Thuyền trà (dùng để lót ấm), muỗng múc trà, chổi rửa ấm chén, bát ngâm chén trà, cóng đong trà, kẹp chén trà, khêu trà, khăn lau ấm, dao cắt trà (dùng cho trà phổ nhĩ).
  • Đồ chơi bàn trà: Cóc thiềm thừ tử sa, tượng, các vật trang trí, đế gác ấm trà …(tùy theo sở thích)

2. TRÀ

Tùy theo sở thích mà người dùng có thể mua các loại trà phù hợp với phong cách uống trà Tàu như Long Tĩnh, Ô Long, Thiết Quan Âm… Xem thêm về chuyên mục “Các loại trà, và bài viết “Thập đại danh trà Trung Quốc

Trà Ô Long hiện còn được sản xuất tại Việt nam, cây trà trồng để sản xuất trà Ô Long ở Việt nam phần lớn thuộc giống trà Ô Long Cao sơn Đài Loan. (Cảm nhận của người viết khi uống Trà Ô Long sản xuất tại Việt nam thuộc giống trà Ô Long Cao Sơn Đài Loan là ngon).

Như đã nói trong bài “Khai ấm tử sa“, bạn nên dùng mỗi loại trà một ấm riêng nếu bạn thích uống nhiều loại trà khác nhau. Trà mua về nên để vào các loại hộp đựng trà có nắp đóng kín (hộp gỗ, gốm, …).

3. CÁCH PHA TRÀ

Cách pha trà cầu kỳ, nguyên tắc và cách thưởng thức trà đạo không những cho nước trà được pha ngon hơn mà còn là một nghệ thuật, thú vui thanh nhã. Nếu bạn thấy nó rườm rà thì có thể bạn chưa thực sự tìm thấy thú vui trong trà đạo.

Về nước để pha trà, thời nay bạn nên dùng nước đã qua lọc để đun sôi khi pha. Nước ở giếng vùng quê có thể có nhiều tạp chất và nước máy có nhiều chất khử trùng. Các tiền bối hàng trăm năm trước có thể dùng nước mưa để lắng hay nước suối trong sach để pha, nhưng thời nay nước mưa thường lẫn bụi, tạp chất công nghiệp và nước sông suối không còn trong sạch nữa.

Nên dùng các loại ấm dáng tròn nhỏ khi pha Lục trà hoặc Ô long (gần như là một nguyên tắc), dùng ấm lớn cao cho Hồng trà, phổ nhĩ, trà đen. Dùng ấm độc ẩm, ấm song ẩm hay quần ẩm là tùy số lượng người uống.

Trình tự các bước pha trà như sau:

  1. Trước tiên, dùng nước sôi tráng ấm, chén, tưới nước sôi lên vỏ ngoài của ấm trà.

2. Cho trà vào khoảng nửa ấm hoặc theo lượng mà bạn muốn nhưng không đầy ấm, nên dùng dụng cụ múc trà để đong và múc.

3. Đổ nước sôi vào ấm cho đến khi nước tràn ra ngoài và đậy nắp lại.

Trong vòng khoảng 15 giây, đổ hết nước ra chén tống, sau đó từ chén tống đổ ra các chén nhỏ để tráng lại bằng nước trà thơm. Nếu bạn có “nuôi” cóc Thiềm thừ tử sa, tưới nước trà đầu tiên này (còn gọi là rửa trà, làm cho lá trà mở ra) lên lưng Thiềm thừ. Cóc Thiềm thừ tử sa được nuôi lâu sẽ ngấm trà, mắt và các hạt sao bắc đẩu trên lưng (nếu có) sẽ sáng đẹp).

4. .Tiếp tục đổ đầy nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Tưới nước sôi lên nắm ấm. Đợi chừng 45 giây đến 1 phút cho trà ngấm, sau đó rót hết nước trà vào chuyên trà (có thể đặt lưới lọc trà lên chuyên trà), sau đó rót từ chuyên trà ra các chén nhỏ để uống.

Tại sao không nên ngâm hãm trà lâu?

Ngâm hãm quá lâu làm cho chè tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Ngâm hãm lâu sẽ làm trà quá đặc, hàm lượng caffein và tannin tan vào nước lớn không tốt cho sức khỏe.

Nếu bàn trà không có chuyên trà? Không có chuyên trà là một thiếu sót lớn trên bàn trà đạo, nhưng nếu không có chuyên trà, người pha trà nên thực hiện phương pháp sau:

  • “Hàn tín điểm quân”: Rót lần lượt vào từng chén nhỏ lần lượt mỗi chén một chút trà rồi quay lại vòng khác cho đến khi đầy chén.
  • “Quan công tuần hành”: Đặt các chén nhỏ sát cạnh nhau thành hàng thẳng rồi rót trà từ ấm ra các chén sao cho lướt thật nhanh dòng nước qua các chén trà mà không ngắt dòng chảy. Rót lướt lui tới vài lần cho đến khi các chén nhỏ đầy trà thì thôi.

5. Các loại trà được pha theo phương pháp này có thể uống thêm 2 – 3 nước, các lần sau mỗi lần ngâm trà lâu hơn lần trước 15 – 20 giây để trà được ngấm đậm hơn.

Với trà Phổ nhĩ, tời gian để ngâm trà trong ấm là từ 2 – 3 phút.

Ảnh đại diện: sohu.com

Trà Ô Long

Trà Ô Long ( Oolong) là một loại trà truyền thống có nguồn gốc từ Phúc Kiến – Trung Quốc, được sản xuất qua một quá trình độc đáo: Lá trà được làm héo dưới ánh mặt trời và trải qua quá trình oxy hóa và đạt đến mức oxy hóa mong muốn Các lá trà sau đó được sấy diệt men (ở một mức nhiệt độ nhất định) để ngăn chặn quá trình oxy hóa và được định hình, cuối cùng là sấy khô.

Đây là loại trà bán oxy hóa, tức là loại trà được kiểm soát và dừng lại trước khi lá trà được oxy hóa hoàn toàn, do vậy mà trà Ô Long được mô tả là ở giữa trà xanh và trà đen.

Trà Ô Long

Trong văn hóa trà Trung Quốc, trà Ô Long được chia thành nhiều nhóm. Hương vị của mỗi nhóm trà lại khác nhau tùy thuộc vào vườn trồng trà và phong cách chế biến của mỗi nơi sản xuất.

Một số chất oxy hóa chính có trong trà Olong là polyphenol, theaflavin, thearubigins và EGCG. Đây là những chất có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người.

Trà Ô Long là một giống trà quý, chỉ phù hợp với vùng cao nguyên có khí hậu ôn đới – Trước kia vốn chỉ được trồng và sản xuất ở Trung Quốc tại 3 vùng: Phúc Kiến – Quảng Đông – Đài Loan. Các dòng nổi tiếng:

  • Đại Hồng Bào – Trà núi đá Vũ Di (Bắc Phúc Kiến).
  • Thiết Quan Âm – An Khê (Nam Phúc Kiến).
  • Ô long Đài Loan 
  • Ô long Pao Chửng 

Hiện nay, giống trà Ô long đã được trồng và chế biến tại Việt nam, chủ yếu tại các vùng như:  Lâm Đồng (Bảo Lộc, Cầu Đất – Đà Lạt), Mộc Châu, Yên Bái… Các giống được trồng tại Lâm Đồng là giống Cao Sơn Ô long Đài Loan.

Công dụng của trà Ô long:

  • GiCholesterol: Trà được oxy hoá một phần như Ô long chứa polyphenol có khả năng kích hoạt enzyme hoà tan chất béo, giảm cholesterol và tăng cường sức khoẻ tim mạch. 
  • Tăng trao đi cht, giúp gim cân: Trà Ô long giúp bạn đốt cháy mỡ thừa nhanh hơn bằng cách tăng cường sự trao đổi chất kéo dài 2 giờ sau khi sử dụng. Ngoài ra trong trà cũng chứa polyphenol có khả năng ức chế enzyme tạo chất béo, điều này có nghĩa là bạn có thể giảm cân với trà Ô long, miễn là bạn đừng uống nó với đường.                                    
  • Tăng s tnh táo: Trà là một loại chất dinh dưỡng giúp tăng hiệu suất của não một cách tự nhiên, vì nó có chứa caffeine. Nếu nhạy cảm với caffeine – hãy pha nhạt hơn và uống ít hơn.
  • Tăng cường h thng min dch: Thường được gọi là đặc tính chống ung thư, trà Ô long hỗ trợ duy trì một hệ miễn dịch khoẻ mạnh, ngăn ngừa tổn thương tế bào, protein chống vi khuẩn cao hơn ở những bạn hay uống trà.
  • Bo v đường tiêu hoá: Với những người không nhạy cảm với caffeine, trà giúp kiềm hoá đường tiêu hoá, giảm viêm với những bạn bị tăng lượng axit gây loét dạ dày. Nó còn có tính sát trùng, tiêu diệt vi khuẩn gây hại vùng bụng. Hương vị mịn màng cũng giúp làm dịu dạ dày của người dùng
  • Làm tóc chc khe: Gội đầu bằng lá trà, hàm lượng các chất chống oxy hoá cao trong trà ngăn ngừa sự rụng tóc, nó còn giúp tóc bạn dày, mềm và bóng.
  • Ci thin tình trng ca da: Nếuda nhạy cảm và bị dị ứng, trà có thể giúp kìm hãm dị ứng vì nó giúp chống lại các gốc tự do, đó là đặc tính y học của các chất chống oxy hoá trong trà. Các chất này cũng cần thiết giúp da đàn hồi và trẻ trung, làm chậm quá trình lão hoá, một thức uống chống lão hoá tuyệt vời nhỉ!
  • n đnh lượng đường trong máu: Những người bị tiểu đường sẽ được hưởng lợi từ việc uống trà Ô long, polyphenol có trong trà là một chất kỳ diệu trong quá trình chuyển hoá đường, giảm lượng glucose trong máu.
  • Nga loãng xương và giúp xương chc kho: Những người uống trà thường xuyên ít có khả năng bị giảm mật độ khoáng trong xương, giúp giữ lại các khoáng chất hữu ích trong thực phẩm. Lá trà còn cung cấp cho bạn canxi và magie.
  • Nga sâu răng: Trà Ô long cũng như trà xanh bảo vệ răng khỏi axit tiết ra bởi các loại vi khuẩn nhất định trong miệng, ức chế vi khuẩn và ngăn ngừa mảng bám.
  •                                      

Lục Vũ Thần Trà

Lục Vũ (728-804) tự Lục hồng Tiệm, một danh y thời Nhà Đường, là người huyện Thiên Môn, tỉnh Hồ Bắc. Thời niên thiếu ông ở trong một nhà chùa Phật giáo. Dưới thời trị vì của Hoàng đế Lý Long Chi, còn gọi là Đường minh Hoàng (712-755), tỉnh Long Trưởng, nơi mà Lục Vũ sinh ra, đã phát hiện tài năng của ông và giúp ông được vào trường học.

Ông là người thực sự có tài, học hành chăm chỉ và được xã hội biết tiếng rất nhanh, nên được bổ nhiệm dạy học Hoàng Thái tử. Sau lại được tiến cử vào làm việc cho Thượng thư Bộ Lễ, nhưng ông không nhận.

Lục Vũ từ chối con đường làm quan, ham học tập, nghiên cứu và giao dịch với giới trí thức, văn nhân. Ông rất yêu thích cây chè, nghiên cứu thực tiễn cây chè một cách bền bỉ không mệt mỏi, nên rất thành thạo về gieo trồng, chọn giống, chế biến và uống trà.

lục vũ thần trà

Lục Vũ là người nghiên cứu về trà đạo. Tác phẩm Trà kinh là bộ sách lý luận Trà học chuyên môn đầu tiên trên thế giới bao gồm 10 chương.

Ngoài 10 chương của Trà Kinh, Lục Vũ còn tổng kết lần đầu tiên trên thế giới cách uống trà trong cuốn Trà Kinh thành Cửu đạo trà – 9 cách uống trà bao gồm 9 chữ: phẩm, ôn, đầu, trúng, mân, phục, chân, kính, ẩm.

Lục Vũ được người đời sau tôn lên là Trà thánh hoặc gọi là Thần Trà

error: Content is protected !!