Cách pha trà kiểu trà công phu

Pha trà, uống trà là một nghệ thuật. Có hai phương pháp pha trà, uống trà đã được nâng lên tầm “đạo” là Trà đạo Nhật Bản và Trà đạo Trung Quốc (còn thể gọi là trà công phu, trà nghệ Trung Quốc). Trà đạo Nhật bản thiên về nghi thức, còn trà nghệ Trung Quốc thiên về chật lượng trà và ấm.

Cách pha trà kiểu trà công phu 1

Phạm vi bài viết này nói về phương pháp pha trà và cách uống trà của Trung Quốc ở mức thông dụng.

  1. TRÀ CỤ:

Trà cụ là một phần quan trọng để tạo nên văn hóa trà Trung Quốc. Thông thường người uống trà sẽ có những trà cụ để uống trà cơ bản sau:

  • Ấm tử sa – lựa chọn hàng đầu (bao gồm ấm độc ẩm, ấm song ẩm, ấm quần ẩm dành cho nhều người), ấm gốm sứ.
  • Chén uống trà (có thể là chén bằng đất tử sa, bằng gốm tráng men, chén sứ, ngọc, bạc, thủy tinh …) và đế lót chén.
  • Chuyên trà hay trà hải: là chén lớn bằng tử sa, gốm, sứ, hoặc thủy tinh có dung tích gần ngang hoặc lớn hơn ấm trà nhỏ, có miệng rót và có thể có hoặc không có quai, không có nắp, dùng để đựng nước trà đã pha từ ấm trước khi rót vào các chén nhỏ để uống. Có thể có lưới lọc trà dùng kèm. Ở Việt nam cũng có từ xưa và gọi là chén tống.
  • Khay trà (khay gỗ hoặc khay gốm). Những bàn trà lớn thường dùng khay gỗ lớn có lỗ thoát nước được gắn liền với ống nhựa chảy xuống một bình đựng nước thải ra, vì lượng nước được sử dụng bao gồm rửa chén, tráng ấm, pha trà … khi uống trà kiểu Trung Quốc là rất nhiều.
  • Dụng cụ đun nước sôi (ấm điện, ấm đun bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp than, …)
  • Dụng cụ khác: Thuyền trà (dùng để lót ấm), muỗng múc trà, chổi rửa ấm chén, bát ngâm chén trà, cóng đong trà, kẹp chén trà, khêu trà, khăn lau ấm, dao cắt trà (dùng cho trà phổ nhĩ).
  • Đồ chơi bàn trà: Cóc thiềm thừ tử sa, tượng, các vật trang trí, đế gác ấm trà …(tùy theo sở thích)

Cách pha trà kiểu trà công phu 2

2. TRÀ

Tùy theo sở thích mà người dùng có thể mua các loại trà phù hợp với phong cách uống trà Tàu như Long Tĩnh, Ô Long, Thiết Quan Âm… Xem thêm về chuyên mục “Các loại trà, và bài viết “Thập đại danh trà Trung Quốc

Trà Ô Long hiện còn được sản xuất tại Việt nam, cây trà trồng để sản xuất trà Ô Long ở Việt nam phần lớn thuộc giống trà Ô Long Cao sơn Đài Loan. (Cảm nhận của người viết khi uống Trà Ô Long sản xuất tại Việt nam thuộc giống trà Ô Long Cao Sơn Đài Loan là ngon).

Như đã nói trong bài “Khai ấm tử sa“, bạn nên dùng mỗi loại trà một ấm riêng nếu bạn thích uống nhiều loại trà khác nhau. Trà mua về nên để vào các loại hộp đựng trà có nắp đóng kín (hộp gỗ, gốm, …).

3. CÁCH PHA TRÀ

Cách pha trà cầu kỳ, nguyên tắc và cách thưởng thức trà đạo không những cho nước trà được pha ngon hơn mà còn là một nghệ thuật, thú vui thanh nhã. Nếu bạn thấy nó rườm rà thì có thể bạn chưa thực sự tìm thấy thú vui trong trà đạo.

Cách pha trà kiểu trà công phu 3

Về nước để pha trà, thời nay bạn nên dùng nước đã qua lọc để đun sôi khi pha. Nước ở giếng vùng quê có thể có nhiều tạp chất và nước máy có nhiều chất khử trùng. Các tiền bối hàng trăm năm trước có thể dùng nước mưa để lắng hay nước suối trong sach để pha, nhưng thời nay nước mưa thường lẫn bụi, tạp chất công nghiệp và nước sông suối không còn trong sạch nữa.

Nên dùng các loại ấm dáng tròn nhỏ khi pha Lục trà hoặc Ô long (gần như là một nguyên tắc), dùng ấm lớn cao cho Hồng trà, phổ nhĩ, trà đen. Dùng ấm độc ẩm, ấm song ẩm hay quần ẩm là tùy số lượng người uống.

Trình tự các bước pha trà như sau:

  1. Trước tiên, dùng nước sôi tráng ấm, chén, tưới nước sôi lên vỏ ngoài của ấm trà.

2. Cho trà vào khoảng nửa ấm hoặc theo lượng mà bạn muốn nhưng không đầy ấm, nên dùng dụng cụ múc trà để đong và múc.

3. Đổ nước sôi vào ấm cho đến khi nước tràn ra ngoài và đậy nắp lại.

Trong vòng khoảng 15 giây, đổ hết nước ra chén tống, sau đó từ chén tống đổ ra các chén nhỏ để tráng lại bằng nước trà thơm. Nếu bạn có “nuôi” cóc Thiềm thừ tử sa, tưới nước trà đầu tiên này (còn gọi là rửa trà, làm cho lá trà mở ra) lên lưng Thiềm thừ. Cóc Thiềm thừ tử sa được nuôi lâu sẽ ngấm trà, mắt và các hạt sao bắc đẩu trên lưng (nếu có) sẽ sáng đẹp).

4. .Tiếp tục đổ đầy nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Tưới nước sôi lên nắm ấm. Đợi chừng 45 giây đến 1 phút cho trà ngấm, sau đó rót hết nước trà vào chuyên trà (có thể đặt lưới lọc trà lên chuyên trà), sau đó rót từ chuyên trà ra các chén nhỏ để uống.

Tại sao không nên ngâm hãm trà lâu?

Ngâm hãm quá lâu làm cho chè tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Ngâm hãm lâu sẽ làm trà quá đặc, hàm lượng caffein và tannin tan vào nước lớn không tốt cho sức khỏe.

Nếu bàn trà không có chuyên trà? Không có chuyên trà là một thiếu sót lớn trên bàn trà đạo, nhưng nếu không có chuyên trà, người pha trà nên thực hiện phương pháp sau:

  • “Hàn tín điểm quân”: Rót lần lượt vào từng chén nhỏ lần lượt mỗi chén một chút trà rồi quay lại vòng khác cho đến khi đầy chén.
  • “Quan công tuần hành”: Đặt các chén nhỏ sát cạnh nhau thành hàng thẳng rồi rót trà từ ấm ra các chén sao cho lướt thật nhanh dòng nước qua các chén trà mà không ngắt dòng chảy. Rót lướt lui tới vài lần cho đến khi các chén nhỏ đầy trà thì thôi.

5. Các loại trà được pha theo phương pháp này có thể uống thêm 2 – 3 nước, các lần sau mỗi lần ngâm trà lâu hơn lần trước 15 – 20 giây để trà được ngấm đậm hơn.

Với trà Phổ nhĩ, tời gian để ngâm trà trong ấm là từ 2 – 3 phút.

Ảnh đại diện: sohu.com

Leave a Reply

error: Content is protected !!