Cách pha trà kiểu trà công phu

Pha trà, uống trà là một nghệ thuật. Có hai phương pháp pha trà, uống trà đã được nâng lên tầm “đạo” là Trà đạo Nhật Bản và Trà đạo Trung Quốc (còn thể gọi là trà công phu, trà nghệ Trung Quốc). Trà đạo Nhật bản thiên về nghi thức, còn trà nghệ Trung Quốc thiên về chật lượng trà và ấm.

Phạm vi bài viết này nói về phương pháp pha trà và cách uống trà của Trung Quốc ở mức thông dụng.

  1. TRÀ CỤ:

Trà cụ là một phần quan trọng để tạo nên văn hóa trà Trung Quốc. Thông thường người uống trà sẽ có những trà cụ để uống trà cơ bản sau:

  • Ấm tử sa – lựa chọn hàng đầu (bao gồm ấm độc ẩm, ấm song ẩm, ấm quần ẩm dành cho nhều người), ấm gốm sứ.
  • Chén uống trà (có thể là chén bằng đất tử sa, bằng gốm tráng men, chén sứ, ngọc, bạc, thủy tinh …) và đế lót chén.
  • Chuyên trà hay trà hải: là chén lớn bằng tử sa, gốm, sứ, hoặc thủy tinh có dung tích gần ngang hoặc lớn hơn ấm trà nhỏ, có miệng rót và có thể có hoặc không có quai, không có nắp, dùng để đựng nước trà đã pha từ ấm trước khi rót vào các chén nhỏ để uống. Có thể có lưới lọc trà dùng kèm. Ở Việt nam cũng có từ xưa và gọi là chén tống.
  • Khay trà (khay gỗ hoặc khay gốm). Những bàn trà lớn thường dùng khay gỗ lớn có lỗ thoát nước được gắn liền với ống nhựa chảy xuống một bình đựng nước thải ra, vì lượng nước được sử dụng bao gồm rửa chén, tráng ấm, pha trà … khi uống trà kiểu Trung Quốc là rất nhiều.
  • Dụng cụ đun nước sôi (ấm điện, ấm đun bếp hồng ngoại, bếp từ, bếp than, …)
  • Dụng cụ khác: Thuyền trà (dùng để lót ấm), muỗng múc trà, chổi rửa ấm chén, bát ngâm chén trà, cóng đong trà, kẹp chén trà, khêu trà, khăn lau ấm, dao cắt trà (dùng cho trà phổ nhĩ).
  • Đồ chơi bàn trà: Cóc thiềm thừ tử sa, tượng, các vật trang trí, đế gác ấm trà …(tùy theo sở thích)

2. TRÀ

Tùy theo sở thích mà người dùng có thể mua các loại trà phù hợp với phong cách uống trà Tàu như Long Tĩnh, Ô Long, Thiết Quan Âm… Xem thêm về chuyên mục “Các loại trà, và bài viết “Thập đại danh trà Trung Quốc

Trà Ô Long hiện còn được sản xuất tại Việt nam, cây trà trồng để sản xuất trà Ô Long ở Việt nam phần lớn thuộc giống trà Ô Long Cao sơn Đài Loan. (Cảm nhận của người viết khi uống Trà Ô Long sản xuất tại Việt nam thuộc giống trà Ô Long Cao Sơn Đài Loan là ngon).

Như đã nói trong bài “Khai ấm tử sa“, bạn nên dùng mỗi loại trà một ấm riêng nếu bạn thích uống nhiều loại trà khác nhau. Trà mua về nên để vào các loại hộp đựng trà có nắp đóng kín (hộp gỗ, gốm, …).

3. CÁCH PHA TRÀ

Cách pha trà cầu kỳ, nguyên tắc và cách thưởng thức trà đạo không những cho nước trà được pha ngon hơn mà còn là một nghệ thuật, thú vui thanh nhã. Nếu bạn thấy nó rườm rà thì có thể bạn chưa thực sự tìm thấy thú vui trong trà đạo.

Về nước để pha trà, thời nay bạn nên dùng nước đã qua lọc để đun sôi khi pha. Nước ở giếng vùng quê có thể có nhiều tạp chất và nước máy có nhiều chất khử trùng. Các tiền bối hàng trăm năm trước có thể dùng nước mưa để lắng hay nước suối trong sach để pha, nhưng thời nay nước mưa thường lẫn bụi, tạp chất công nghiệp và nước sông suối không còn trong sạch nữa.

Nên dùng các loại ấm dáng tròn nhỏ khi pha Lục trà hoặc Ô long (gần như là một nguyên tắc), dùng ấm lớn cao cho Hồng trà, phổ nhĩ, trà đen. Dùng ấm độc ẩm, ấm song ẩm hay quần ẩm là tùy số lượng người uống.

Trình tự các bước pha trà như sau:

  1. Trước tiên, dùng nước sôi tráng ấm, chén, tưới nước sôi lên vỏ ngoài của ấm trà.

2. Cho trà vào khoảng nửa ấm hoặc theo lượng mà bạn muốn nhưng không đầy ấm, nên dùng dụng cụ múc trà để đong và múc.

3. Đổ nước sôi vào ấm cho đến khi nước tràn ra ngoài và đậy nắp lại.

Trong vòng khoảng 15 giây, đổ hết nước ra chén tống, sau đó từ chén tống đổ ra các chén nhỏ để tráng lại bằng nước trà thơm. Nếu bạn có “nuôi” cóc Thiềm thừ tử sa, tưới nước trà đầu tiên này (còn gọi là rửa trà, làm cho lá trà mở ra) lên lưng Thiềm thừ. Cóc Thiềm thừ tử sa được nuôi lâu sẽ ngấm trà, mắt và các hạt sao bắc đẩu trên lưng (nếu có) sẽ sáng đẹp).

4. .Tiếp tục đổ đầy nước sôi vào ấm và đậy nắp lại. Tưới nước sôi lên nắm ấm. Đợi chừng 45 giây đến 1 phút cho trà ngấm, sau đó rót hết nước trà vào chuyên trà (có thể đặt lưới lọc trà lên chuyên trà), sau đó rót từ chuyên trà ra các chén nhỏ để uống.

Tại sao không nên ngâm hãm trà lâu?

Ngâm hãm quá lâu làm cho chè tiết ra polyphenyles và các loại dầu quan trọng, tạo ra quá trình ôxy hóa tự nhiên. Điều này không chỉ làm giảm độ trong của trà mà còn làm giảm hàm lượng dưỡng chất có trong trà. Ngâm hãm lâu sẽ làm trà quá đặc, hàm lượng caffein và tannin tan vào nước lớn không tốt cho sức khỏe.

Nếu bàn trà không có chuyên trà? Không có chuyên trà là một thiếu sót lớn trên bàn trà đạo, nhưng nếu không có chuyên trà, người pha trà nên thực hiện phương pháp sau:

  • “Hàn tín điểm quân”: Rót lần lượt vào từng chén nhỏ lần lượt mỗi chén một chút trà rồi quay lại vòng khác cho đến khi đầy chén.
  • “Quan công tuần hành”: Đặt các chén nhỏ sát cạnh nhau thành hàng thẳng rồi rót trà từ ấm ra các chén sao cho lướt thật nhanh dòng nước qua các chén trà mà không ngắt dòng chảy. Rót lướt lui tới vài lần cho đến khi các chén nhỏ đầy trà thì thôi.

5. Các loại trà được pha theo phương pháp này có thể uống thêm 2 – 3 nước, các lần sau mỗi lần ngâm trà lâu hơn lần trước 15 – 20 giây để trà được ngấm đậm hơn.

Với trà Phổ nhĩ, tời gian để ngâm trà trong ấm là từ 2 – 3 phút.

Ảnh đại diện: sohu.com

Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng

Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng sản xuất từ Đồng Mộc Quan núi Vũ Di, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Đây là quê hương của huyền thoại Nham trà hay những loại trà tốt nhất ở Trung Quốc.

vũ di

Hồng trà Chính Sơn Tiểu Chủng

Truyền thuyết kể rằng có một đội quân lính đi qua thung lũng núi Vũ Di đã dừng lại nghỉ ngơi tại nhà một nông dân trồng chè và ngủ qua đêm trên lá chè phơi khô bên ngoài. Người chủ nhà không muốn gây rắc rối, đã trốn trong nhà không ra ngoài, nên không thể chăm sóc chè của mình. Sáng hôm sau khi những người lính rời đi, trà đã bị oxy hóa hoàn toàn. Toàn bộ trà chuyển sang màu đen và nguoiwf nông dân xem như đã hỏng. Vì tiếc, cố gắng để trà không bị bỏ đi lãng phí, người nông dân đem bỏ trà lên chảo nóng và hun lên.

Trong làng có rất nhiều gỗ thông nên gỗ thông được sử dụng trong quá trình đốt chảo. Không ngờ hương khói gỗ thông lại tình cờ tạo nên một hương vị đặc trưng cho trà Chính Sơn Tiểu Chủng. Hòa quyện với chất lượng vốn có của lá trà, hương vị trái cây, hương rừng rõ nét và đậm đà, nước trà màu hổ phách vô cùng ấn tượng. Được sản xuất với số lượng hạn chế vào mỗi mùa xuân, Hồng trà Chính sơn tiểu chủng là một loại trà đặc trưng quý hiếm.

hồng trà chính sơn tiểu chủng

Trà Chính Sơn Tiểu Chủng được làm thủ công bởi những bậc thầy làm trà giàu kinh nghiệm, chỉ dựa vào các phương pháp truyền thống. Để làm loại trà này cần ít nhất 20 bước riêng biệt. Các công đoạn thủ công truyền thống phức tạp, bao gồm làm mát, làm héo, cán, lên men và sấy khô, đóng gói.

Phải cần đến khoảng 5kg lá trà tươi để tạo ra 1kg trà đã diệt men (mao trà), và sau đó cứ 1kg mao trà sau khi sấy khô sẽ khoảng 70g trà Chính sơn tiểu chủng thành phẩm.

Tất cả những quy trình chế biến Hồng trà Chính sơn tiểu chủng phải được thực hiện trong “Thanh Lâu” – một tòa nhà truyền thống ba hoặc bốn tầng – tầng đầu tiên có một lò lớn đốt bằng gỗ thông, lá trà hấp thụ hương khói của gỗ thông đang cháy, trà có mùi khói riêng và tạo nên hương vị đặc trưng của nó, hương mạnh trong những lần pha đầu tiên và nhạt dần qua các lần ngâm tiếp theo, nhưng không bao giờ biến mất hoàn toàn.

Một công đoạn chế biến khá đặc biệt khác là cắt ngắn lá trà ra làm đôi, nhằm mục đích làm bão hòa trà với hương khói này để trà có mùi thơm và vị đậm đà hơn.

Chính Sơn Tiểu Chủng là dòng trà nổi tiếng và được tiêu thụ phổ biến trên khắp thế giới, được coi là Ông Tổ của Hồng trà truyền thống.

Mùa thu uống trà gì?

Ở những miền có bốn mùa thì mùa thu là mùa thời tiết mát mẻ, khô ráo, nắng vàng nhẹ, cảnh sắc đẹp, trong trẻo và yên bình khiến cho chén trà của các trà nhân trở nên ngon tuyệt vời. Uống trà trong cảnh sắc mùa thu sẽ cảm thấy an nhiên hơn.
mùa thu uống trà gì

Mùa thu uống trà gì?

Trà Ô long rất phù hợp với mùa thu.
Cơ thể và độ ẩm vào đầu thu vẫn chưa khôi phục lại trạng thái cân bằng do còn nhiệt độ từ mùa hè chưa tan lại gặp không khí khô, thời tiết mát. Trà Ô long có tính ấm vừa phải, có thể dưỡng ẩm cho da, giữ ẩm cổ họng, thanh nhiệt cơ thể. Từ đó có tác dụng làm hết khô da và tăng cường độ ẩm. Thêm vào đó, trà có hương hoa, dự vị ngọt.
trà ô long
Trà Ô Long
Trà Phổ Nhĩ là loại trà thứ hai phù hợp và ưa thích để sử dụng trong tiết trời thu, đặc biệt là đầu thu. Trà phổ nhĩ chín vị nhẹ nhàng, sâu lắng, nuôi dưỡng, bảo vệ và làm ấm dạ dày.
trà phổ nhĩ
Trà Phổ Nhĩ chín
Trà Phổ Nhĩ quýt cũng là một lựa chọn phù hợp cho mùa thu. Vỏ quýt đựng trà trà có tính ôn, có tác dụng dưỡng âm, dưỡng phổi. Mùi hương thơm nồng của trà sẽ khiến tâm trạng trà nhân cảm thấy sảng khoái,vui vẻ hơn.
phổ nhĩ quýt

Trà Chương Bình Thủy Tiên

Chương Bình Thủy Tiên là một loại trà truyền thống của những người nông dân trồng trà ở thành phố Chương Bình, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Chương Bình Thủy Tiên là loại trà ép bánh duy nhất của dòng trà Ô long.

Năm 1914, một Nghệ nhân trà của thành phố Chương Bình đã tạo thủ công ra bánh trà ô long thủy tiên độc nhất vô nhị trên thế giới.. Trong số hàng chục loại trà ô long được sản xuất ở Chương Bình, đây là loại trà nổi bật nhất.

chương bình thủy tiên

Trà mang đậm hương vị truyền thống, có hương hoa tự nhiên như hoa lan và có mùi thơm của hoa thủy tiên, hương vị êm dịu và độ lưu hương lâu, ngọt hậu.

 

Trà Ô Long Chương Bình Thủy Tiên

 

Tiêu Tửu Dược Trà

Tiêu Tửu Dược Trà là Trà giải rượu 100% trà và thảo dược, có tác dụng giải rượu nhanh vượt bậc và an toàn cho người sử dụng.

Kết hợp trong Trà giải rượu “Tiêu Tửu Dược Trà” là Phổ Nhĩ chín lâu năm gói lá và các thảo dược khác, trong đó có Chỉ Củ Tử , Trần Bì, Nhân Sâm, với định lượng đã được nghiên cứu theo nguyên lý Đông Y … để tăng cao hiệu quả giải rượu một cách ấn tượng và an toàn.

Trà Phổ Nhĩ vốn là dòng trà nổi tiếng xuất phát từ vùng Phổ Nhĩ, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Ngoài các ưu điểm ngon và tốt cho sức khỏe thì trà Phổ Nhĩ còn có khả năng giải rượu rất tốt. Tuy nhiên không phải trà Phổ Nhĩ nào cũng có khả năng giải rượu cao như nhau, mà phải được lựa chọn dựa trên một số tiêu chí riêng để đảm bảo tính giải rượu cao nhất.

trà giải rượu

Tiêu Tửu Dược Trà được khuyên dùng ngay sau khi uống rượu và dùng trà nóng ấm, pha nhiều nước để uống. Sản phẩm có thể uống trước khi uống rượu để nâng cao khả năng chống say.

Xem thêm về Trà Phổ Nhĩ giải rượu 

Trà giải rượu

CÁCH DÙNG:

  1. Để nguyên túi vào ấm/ cốc/ bình, dùng nước sôi để pha như pha trà bình thường. Tráng qua bằng nước thứ nhất trong vòng 5 giây. Sử dụng từ nước thứ 2 trở đi.
  2. Khi pha hãm nước sôi trong 30 – 50 giây,
  3. Mỗi túi trà pha bằng ấm trà (Loại ấm trung bình 250 ml) có thể dùng 5  nước cho đến khi trà nhạt màu. Có thể pha vào bình to với 1200 ml – 1500 ml nước sôi.
  4. Dùng tốt nhất khi nước trà ấm nóng.

 

Trà chữa lành

Trà chữa lành – Một khái niệm của Dược Trà

Cơ thể được tạo hóa ban cho năng lực tự chữa lành, chống lại các tác nhân gây bệnh. Trị bệnh phải biết rõ nguyên nhân gây bệnh và nhất là khả năng tự chữa lành của cơ thể.

Củng cố duy trì năng lực tự chữa lành là yếu tố then chốt cho cuộc sống khỏe manh không bệnh tật. Chính năng lực tự chữa lành là cơ chế để tiến tới “sống không bệnh tật, sống lâu sống khỏe, trẻ mãi không già”.

Tại sao “khả năng tự chữa lành” trong mỗi người bị suy yếu đi? Muốn biết điều này cần hiểu những nguyên nhân gây bệnh:

– Ngoại nhân: là nguyên nhân bên ngoài như thời tiết (gió – nóng – lạnh – ướt – khô quá), tia cực tím mặt trời, vi trùng, virút, hóa chất, phóng xạ, ăn uống nhiễm độc chất (thuốc trừ sâu, chất phụ gia, chất bảo quản, chất kích thích…).

– Nội nhân: là nguyên nhân bên trong. Có nghĩa là khi chính khí suy, sức khỏe suy kém, suy giảm hệ miễn dịch.

Chính khí được tạo ra bởi sự cân bằng âm và dương, khí và huyết của lục phủ ngũ tạng trong cơ thể. Chính khí là quá trình bồi bổ, điều hòa khí và huyết ở toàn thân mà có.

Chính khí mạnh thì cơ thể thể khỏe mạnh cường tráng, sức đề kháng tốt, cơ thể có khả năng chống đỡ lại với bệnh tật tốt.

Chính khí hư suy thì cơ thể suy yếu, mệt mỏi, chán nản, sức đề kháng kém, khả năng chống đỡ lại với bệnh tật của cơ thể kém, dễ mắc bệnh, dễ nhiễm dịch.

Tại sao chính khí suy? Chính khí suy do các rối loạn tình cảm, cảm xúc, tâm lý như lo âu, buồn, giận, sợ hãi, … kéo dài liên tục, phải đè nén hay nín nhịn (nuốt giận, giấu buồn, lo âu, sợ hãi mà không dám thổ lộ).

Đặc biệt, stress chính là nội nhân, chính tình trạng stress liên tục, thái quá, phải kiềm chế dồn nén làm tinh thần bất an, căng thẳng, luôn luôn lo, buồn, giận, sợ. Stress làm gia tăng bài tiết cathecholamine, glucocorticoid (cortisol) làm suy giảm miễn dịch, chính tình trạng suy giảm miễn dịch là điều kiện làm xuất hiện phát triển bệnh tật.

Khi hệ miễn dịch suy kém thì các yếu tố gây bệnh mới có thể xâm nhập tấn công cơ thể và gây bệnh. Chính khí suy – sức khỏe kém – làm suy giảm năng lực tự chữa lành của con người.

Bệnh tại bản thân, do chính bản thân từng người tự gây ra trong lối sống (nhiều stress, thiếu vận động thể lực) và chế độ ăn uống (không cân bằng, nhiều axit, thiếu kiềm) dẫn đến chính mình là thủ phạm hủy hoại sức khỏe bản thân. Vì vậy chỉ có chính bản thân mới chủ động tự chữa, tự cứu mình mà thôi.

Như vậy, để chống bệnh, có hai cách là ngăn chặn, hạn chế các tác nhân gây bệnh từ ngoại nhân và duy trì chính khí.

Duy trì chính khí bằng cách giảm stress, sống với tư duy tích cực, vận động cơ thể, rèn luyện tâm an, ăn uống lành mạnh, bổ dưỡng đúng cách, cân bằng tính âm dương, hàn nhiệt, sẽ duy trì được khả năng phòng vệ cơ thể, củng cố năng lực tự chữa lành.

“Chính khí tồn nội, tà bất khả can” nghĩa là sức đề kháng và sức miễn dịch tốt thì mầm bệnh không thể xâm phạm vào cơ thể được.

Duy trì chính khí là tự chữa lành.

Dược trà sử dụng các loại trà, quả, thảo dươc để phối hợp theo nguyên lý Đông y tạo nên những loại trà có tác dụng tốt, bồi bổ, điều hòa khí và huyết cho cơ thể, hợp với từng thể trạng và mục đích mong muốn, uống ngon, uống hàng ngày.

Nguồn: Trà chữa lành.

https://trachualanh.com

Trà Thái Bình Hầu Khôi

Trà Thái Bình Hầu Khôi được trồng từ đầu thế kỷ 20 tại khu vực Hầu Khanh, chân núi Hoàng Sơn, Huyện Hoàng Sơn (nguyên là huyện Thái Bình), tỉnh An Huy, Trung Quốc.

Hoàng sơn không chỉ là khu du lịch phong cảnh nổi tiếng của Trung Quốc, mà còn là một trong những nơi sản xuất danh trà của đất nước này. Ở đây không chỉ có trà Hoàng Sơn Mao Phong nổi tiếng gần xa mà còn có trà Thái Bình Hầu Khôi vang danh thiên hạ.

Trà Thái Bình Hầu Khôi sản xuất tại các khu vực Hầu Khanh, Phụng Hoàng sơn, Sư Đồng sơn, Kê Công sơn, Kê Công Tiêm, ở làng Tân Minh, huyện Hoàng Sơn thành phố Hoàng Sơn, tỉnh An Huy. Trong các khu vực nói trên thì chất lượng trà ở Hầu Khanh đứng đầu.

Hầu Khanh ở phía đông bắc huyện Hoàng Sơn hơn 30 dặm, nơi đây quần thể núi bao bọc, sơn thuỷ hữu tình, khí hậu ôn hoà, vườn trà đa phần ở trên núi cao từ 500 đến 700 mét so với mực nước biển, do bởi lượng mưa dồi dào, ôn độ lớn, ánh nắng vừa phải, chất đất phì nhiêu đã khiến cho sự sinh trưởng của cây trà Hầu Khôi có được điều kiện thiên nhiên ưu đãi.

          Việc thu hái và chế biến trà Thái Bình Hầu Khôi rất nghiêm túc tỉ mỉ. Trà Hầu Khôi hái lúc chồi có lá, chồi trà mập khoẻ, sắc xanh, có nhiều lông tơ, tươi non, đảm bảo chất lượng thành phẩm của trà. Thời kì hái trà Hầu Khôi vào khoảng từ tiết Cốc Vũ đến tiết Lập Hạ. Lúc hái theo tiêu chuẩn “tứ giản bát bất thái” (4 chọn và 8 không hái).

“Tứ giản” là chọn núi cao không chọn núi thấp, chọn phía núi mát không chọn phía núi nắng, chọn cành mập khoẻ không chọn cành mềm yếu có bệnh, đảm bảo lá trà non tươi lớn nhỏ chỉnh tề; đối với chồi đã hái về cần theo tiêu chuẩn 1 chồi 2 lá.

          “Bát bất thái” tức không có chồi không hái, nhỏ không hái, lớn không hái, gầy không hái, cong mềm không hái, sắc nhạt không hái, chồi đỏ tía không hái, sâu đục lá không hái.

          Việc thu hái và chế biến trà Hầu Khôi như sau: hái trà buổi sáng, buổi trưa chọn, buổi chiều chế biến. Trà Hầu Khôi tổng cộng chia làm 9 cấp: Hầu Khôi, Khôi tiêm, Cống tiêm, Thiên tiêm, Địa tiêm, Nhân tiêm , Hoà tiêm, Nguyên tiêm, Loan tiêm, trong đó Hầu Khôi là cực phẩm, thứ đến là Khôi tiêm.

         Phương pháp gia công trà Thái Bình Hầu Khôi chỉ có 2 công đoạn là sao trà và sấy trà, không cần vò. Khi sao trà, dùng tay trộn trên chảo, lửa nóng khoảng 100 độ trở lên, mỗi lần sao chỉ từ 100 đến 150 gram lá tươi, sao liên tục trên chảo từ 3 đến 5 phút, toàn bộ quá trình chế biến chừng 4 đến 5 tiếng đồng hồ. Cách vô bao đóng gói trà Thái Bình Hầu Khanh cũng rất kĩ lưỡng, cho vào hộp thiếc khi còn nóng, đợi sau khi trà hơi nguội đậy kín nắp để lá trà không biến chất.

          Ngoại hình của trà Thái Bình Hầu Khôi là 2 lá bao lấy chồi, dẹt mà thẳng, dáng tự nhiên, ẩn hiện lông tơ trắng, nên có cách nói là: “Hầu Khôi lưỡng đầu tiêm, bất tán bất kiều bất quyển biên” (trà Hầu Khôi hai đầu nhọn, không bung không vênh không cuốn biên). Sắc của lá xanh mướt, gân xanh của lá ẩn đỏ, tục gọi là “hồng ti tuyến”. Mùi hương của trà cao khiết, vị ngọt đằm, có “Hầu vận” (những đặc tính riêng có của trà Hầu Khôi) đặc biệt độc đáo. Sắc nước xanh trong, lá non tươi láng, chồi mập khoẻ.

Pha trà Thái Bình Hầu Khôi

Khi pha trà Thái Bình Hầu Khôi, dùng “trung đầu pháp”, tức trước tiên bỏ trà vào li sứ hoặc li thuỷ tinh, chế nước sôi khoảng 90 độ chừng 1/3 li, đợi sau khi lá trà ngấm bung ra mới chế đầy nước sôi. Lúc mới bắt đầu uống, lá trà từ từ bung, hai lá bao lấy một chồi, hoặc nổi giữa chừng hoặc chìm, khiến người uống có cảm giác như “đao thương lâm lập” (đao thương tua tủa dựng lên như rừng) “long phi phụng vũ”  (rồng bay phượng múa), khi thưởng thức, sắc nước xanh trong, mùi hương cao khiết, phảng phất có mùi hoa lan quyền rũ, vị ngọt đằm thắm ngon miệng.

Trà Thái Bình Hầu Khôi có lịch sử lâu đời:
– Năm 1912 đoạt giải loại trà ưu tú tại hội chợ Nam Kinh.
– Năm 1955 được đưa vào danh sách 10 loại trà nổi tiếng nhất Trung Quốc.
– Năm 2004 đoạt danh hiệu “Trà vương” của dòng lục trà, bán đấu giá 50 gram trà có giá 61,000 (Sáu mươi mốt nghìn) Nhân dân tệ.
– Tháng 3 năm 2007, Hồ Cẩm Đào dùng làm quốc lễ tặng cho tổng thống Putin.

 

Hoa văn Thao thiết trên trà cụ

Theo truyền thuyết từ các thời kỳ hỗn độn hồng hoang thì đây là thời kỳ của thế giới thần ma, nơi khởi sinh của rất nhiều dị thú, thần thú và những vị thánh nhân, thần tiên đầu tiên trong vũ trụ. Dị thú, thần thú do linh khí thiên địa hội tụ mà thành, mang sức mạnh khai sơn hoán địa. Trong đó tứ đại hung thú, thần thú được xem là những thần thú mạnh nhất có sức mạnh trường tồn vĩnh cửu.

Thao Thiết

Theo thần thoại Trung Hoa như sách Sơn hải kinh và Tả truyện thì Thao Thiết là một trong Tứ Đại Hung Thú gồm Thao Thiết, Hỗn Độn, Đào Ngột và Cùng Kỳ. Nó được mô tả như một loài mãnh thú hung ác, có sức mạnh to lớn, rất tham ăn, thấy gì ăn nấy

Có nhiều miêu tả về ngoại hình của Thao Thiết, song phổ biến hơn vẫn là được sinh ra từ thời hồng hoang nên bản tính của nó là hung hãn và tham ăn. Dáng vẻ thì kỳ lạ, mắt to, miệng rộng. Cũng có một số ý kiến cũng mô tả nó có thân của dê, răng của hổ, mắt thì lại ở dưới nách. Nó có thể sống thọ đến tận 10 vạn năm.

Tới thời nhà Minh Thao Thiết mới được xem là một trong 9 đứa con của linh thú Thanh Long – Rồng.

Thao Thiết được xem là hình tượng chính trong việc trang trí hoa văn bảo đỉnh. Là công cụ quan trọng nhất của người dân Trung Hoa thời đại đồ đồng. Những hình tượng của Thao Thiết có thể dễ dàng được bắt gặp ở trong những cho tiết từ các vật dụng làm bằng đồng có từ thời nhà Thương và Chu.

Bảo đỉnh là một dụng cụ phục vụ cho các nghi lễ cúng tế thiêng liêng và thể hiện quyền lực tối cao của chủ nhân nó. Chỉ những linh thú cổ mang tầm vóc quốc gia mới đủ tiêu chí cho vật dụng quý báo này. Và người ta đã tìm thấy hình ảnh của Thao Thiết đã được điêu khắc lên đó.

Thao Thiết là hình tượng và chủ đề của nhiều tác phẩm nghệ thuật, được khắc họa thành hoa văn lên nhiều đồ dùng bằng đồng, gốm sứ, … như ấm chén uống trà, bình lọ, đỉnh, tranh ảnh, …

Theo như truyền thuyết và nhũng nhà tâm linh thì các vật dụng tùy thân, đồ dùng trong nhà có hoa văn Thao Thiết thì sẽ không sợ người ở cõi âm và các thế lực tà ma vì uy lực trường tồn của hung thú Thao Thiết.

 

Trà Shan Tuyết

Trà Shan Tuyết là loại trà đặc sản Việt Nam có búp to màu trắng xám, dưới lá chè có phủ 1 lớp lông tơ mịn, trắng nên người dân gọi là chè tuyết. Trà Shan Tuyết loại thông dụng là trà xanh có mùi thơm dịu, nước vàng sánh màu mật ong nhẹ.

 

Cây chè Shan Tuyết là loại cây chè cổ thụ đến vài trăm năm tuổi, cao đến vài mét. Loại chè này sinh trưởng ở khu vực có độ cao hơn 1200 mét ở khu vực núi cao Tây Băc Việt Nam hoặc khu vực tương đương ở vùng Vân Nam, Trung Quốc. Ở địa hình mây mù bao phủ quanh năm, sự chênh lệch về nhiệt độ giữa ngày và đêm lớn cùng với điều kiện khí hậu thổ nhưỡng tạo cho trà Shan tuyết có chất lượng tốt.

trà shan tuyết

Chè Shan tuyết thông thường được canh tác hoàn toàn tự nhiên trong các cánh rừng trà bởi người dân tộc Vùng cao, không sử dụng bất cứ một hóa chất hay phân bón nên được xem là trà sạch.

Cây chè Shan Tuyết chủ yếu phân bổ tại vùng Tây Bắc, cây chè Shan tuyết có có nhiều ở Sơn La (Tà Xùa) hay Yên Bái (Suối Giàng) nhưng nhiều nhất là ở vùng Hà Giang.

Trà Shan Tuyết

Từ xưa, trà được chế biến theo phương pháp thủ công của người dân tộc vùng cao Tây Bắc. Hiện nay, có khá nhiều loại trà được chế biến từ cây chè Shan Tuyết như Hồng trà, Lục trà, Bạch trà, trà bánh lên men theo phương pháp trà Phổ Nhĩ , …

 

Trà Đại Hồng Bào

Trà Đại Hồng Bào là một trong bốn loại trà nổi tiếng nhất ở Vũ Di, Phúc Kiến, được coi là loại trà ô long cao cấp nhất của Trung Quốc. Nước trà Đại Hồng Bào có hương thơm thanh khiết giống như trà xanh và có vị êm dịu như trà đen, màu nước đỏ cam đẹp mắt.

Trà Đại Hồng Bào

Trà Đại Hồng Bào chủ yếu được sản xuất ở vùng núi Vũ Di nằm ở phía đông nam tỉnh Phúc Kiến. Đây là một trong những khu vực sản xuất trà nổi tiếng của Trung Quốc.

Trà Đại Hồng Bào đặc biệt quý hiếm nhất được thu hoạch chế biến từ 6 cây trà cổ thụ ở vách đá Cửu Long Khoa của dãy núi Vũ Di được gọi là Đại Hồng Bào mẹ. Sản lượng từ 6 cây này là khoảng 500 gram hàng năm. Vì vậy, giá rất đắt ( khoảng 1,2 triệu USD/ kg) và nó thường không được bán trên thị trường. Sáu cây trà này hiện nay được bảo vệ và bảo tồn nghiêm ngặt, được xem như Quốc Bảo của Trung Quốc.

Việc thu hái và chế biến trà lọa trà này rất công phu. Mỗi mùa xuân, 3-4 chồi lá mới được hái để chế biến. Quy trình chế biến trà Đại Hồng Bào cơ bản bao gồm: Làm héo > lắc tung > Ô xi hóa lá trà từ 50% – 60% > cán trà > sao trà > thành phẩm.

Công dụng giải rượu của trà Phổ Nhĩ

1.   Ảnh hưởng của rượu tới cơ thể:

Người sau khi uống rượu, bia thường có cảm giác: đau nhức đầu, mệt mỏi, mất tỉnh táo, không những thế về lâu dài ảnh hưởng đến não và các cơ quan nội tạng như gan, thận, thần kinh, tim mạch, ung thư và nhiều vấn đề khác.

Theo một số nghiên cứu, khi rượu bia vào trong cơ thể chúng bị phân hủy từ ethanol thành các acetaldehyde (chất rất độc) có thể gây viêm loét dạ dày. Khi lượng bia, rượu đưa vào cơ thể quá nhiều sẽ gây ra bệnh viêm loét dạ dày, loét dạ dày và tá tràng.
Khi rượu vào cơ thể được chuyển hóa chủ yếu vào tại gan (90%). Chính vì lý do này mà chức năng ngăn các chất độc khác nhau do máu mang từ ruột hoặc ở ngoài đến gan bị suy giảm, dẫn đến việc gan bị nhiễm mỡ, xơ gan và nghiêm trọng hơn nữa là ung thư gan.

Rượu bia làm suy yếu sự trao đổi chất, gia tăng axit uric – nguyên nhân của bệnh gout. Người uống rượu sẽ thường cảm thấy đau nhức, mỏi xương.

2.     Tác dụng của trà Phổ Nhĩ với người uống rượu

Hiệu quả và tác dụng của trà Phổ Nhĩ hiện nay đã được nhiều người công nhận, tác dụng của nó thực sự tốt cho người già, đàn ông trung niên, phụ nữ như giảm cân, hạ huyết áp, hạ lipid máu … Tất nhiên là có cả một tác dụng rất đặc biệt là giải rượu. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng ta sẽ nói về tác dụng của trà Phổ Nhĩ chín đối với những người uống rượu.

trà phổ nhĩ chín

“Bản Thảo Cương Mục Thập Di”  do Triệu Học Mẫn thời nhà Thanh (Bổ chính “Bản Thảo Cương Mục” của Lý Thời Trân)  – một công trình nghiên cứu đồ sộ về dược liệu thuốc của Trung Quốc từ thời xưa – đã đề cập đến trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm tỉnh táo và giải độc rượu.

Các thử nghiệm lâm sàng của các chuyên gia liên quan trong và ngoài nước và thực tế cá nhân của nhiều người uống trà cũng đã chứng minh rằng trà Phổ Nhĩ có tác dụng làm tỉnh táo sau khi uống rượu và giải độc.

Cơ thể con người cần rất nhiều vitamin C trong quá trình thủy phân rượu và kích thích trung tâm não bị rượu gây mê. Vitamin C của trà Phổ Nhĩ lên men tăng gấp đôi do tác động của vi sinh vật trong quá trình chế biến.
Carbohydrate hòa tan có tác dụng kỳ diệu trong việc bảo vệ gan, và trà Phổ Nhĩ tạo ra một lượng lớn polysaccharide và monosaccharide hòa tan và oligosaccharide trong quá trình lên men, vì vậy nó có tác dụng đặc biệt đối với bảo vệ gan. Hàm lượng của các polyphenol trong trà có thể thúc đẩy quá trình chuyển hóa ethanol và có tác dụng bảo vệ gan.

Uống trà có thể làm tăng chức năng co mạch, theophylline có tác dụng lợi tiểu, có thể thúc đẩy quá trình bài tiết rượu ra khỏi cơ thể nhanh chóng và giảm tác hại của say rượu.

Trà Phổ Nhĩ chín lên men có tính chất ấm nóng, không làm tổn thương tỳ vị, dạ dày, sau khi vào cơ thể người sẽ tạo thành một lớp màng nhầy bám trên bề mặt bao tử để bảo vệ dạ dày khỏi tác hại của rượu, đây là lớp bảo dưỡng có lợi cho dạ dày, việc sử dụng trà để giải rượu sẽ không bao giờ gây hại cho lá lách và dạ dày, vì vậy uống trà Phổ Nhĩ để giải rượu là một giải pháp tốt.

Về lâu dài, trà Phổ Nhĩ có thể làm giảm tác hại của rượu đối với cơ thể con người. Rượu bia ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo của cơ thể, thúc đẩy quá trình lắng đọng mỡ trong máu ở thành mạch, làm lòng mạch nhỏ lại, gây xơ cứng mạch máu, tăng mỡ máu, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ và các bệnh khác. Trà Phổ Nhĩ  phá vỡ chất béo trong mạch máu và bảo vệ tính đàn hồi của mạch máu.

Trong các thử nghiệm lâm sàng, những bệnh nhân có hàm lượng mỡ trung tính trong máu cao được uống trà Phổ Nhĩ  từ 3-10 tháng, người ta thấy rằng 70% trong số họ đã giảm lượng mỡ trung tính trong máu. Phổ Nhĩ trong quá trình lên men có các flavonoid được tạo ra ở dạng glycosid flavonoid.

Các glycosid flavonoid có tác dụng như vitamin P và là chất quan trọng để ngăn ngừa sự xơ cứng của mạch máu người. Từ đó ngăn ngừa hiệu quả các tổn thương mạch máu do uống quá nhiều rượu và các bệnh liên quan phát sinh từ đó.

Rượu ảnh hưởng làm chậm quá trình trao đổi chất của cơ thể. Trà Phổ Nhĩ còn giúp gia tăng quá trình trao đổi chất, tạo năng lượng và làm cơ thể khỏe lại sau khi uống rượu nhiều.
Tác dụng của trà Phổ Nhĩ với người uống rượu là rất đặc biệt, tác dụng nhanh, không gây hại cho các bộ phận của cơ thể, một giải pháp tốt để giải rượu, giải độc cơ thể sau khi say. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả tùy thuộc vào chất lượng của trà Phổ Nhĩ. Trà Phổ nhĩ hảo hạng sẽ mang lại hiệu quả cao nhất cho người dùng.


Trong một lần trao đổi với một người bạn về trà, anh kể rằng một lần do uống quá nhiều rượu nên say, sau khi về nhà nghe nói trà Phổ Nhĩ có thể giải rượu, giải độc gan nên đã pha uống. Sau khoảng một tiếng anh ấy cảm thấy đầu óc tỉnh táo dần, người thoải mái hơn.

Sáng hôm sau anh lại pha uống thêm vài ấm nữa thì cảm thấy bình thường trở lại, cơ thể rất thoải mái, và anh hầu như không cảm thấy rằng mình đã say. Từ đó anh thường xuyên dùng trà Phổ Nhĩ chín – đặc biệt là sau khi uống rượu.

Nguồn tham khảo:

  • http://condrells.com/ 
  • https://www.puercn.com/
  • Supplements to Compendium of Materia Medica of Zhao Xuemin

Bài viết nghiên cứu, biên dịch của ThichTra.com . Vui lòng ghi rõ “Nguồn: thichtra.com” khi sử dụng lại nội dung.

Rót trà, cầm chén uống trà

Pha trà, uống trà ở tầm nghệ thuật đều có những quy trình, cách thức tiêu chuẩn.

Ví dụ: Rót trà:  sau khi pha trà và rót trà vào chuyên/ chén tống, từ đó mới rót ra các chén quân để uống. Cách rót trà cũng được gọi thành hai cách như sau:

Quan Công tuần hành: Đặt các chén trà sát nhau thành dãy hay thành cụm, đưa chuyên/ chén tống rót trà từ chén này sang chén khác liên tục không nhấc chuyên lên, ba đến bốn vòng đến khi trà được 3/5 – 3/4 chén thì ngừng. Như vậy chất lượng trà trong mỗi chén đều như nhau.

Hàn Tín điểm quân: Rót trà từ chuyên/ tống ra các chén, mỗi chén một chút (điểm), mỗi lần rót vào mỗi chén đều nhấc vòi ấm lên để sang chén khác, quay vòng 2 lần cho đầy 3/5 – 3/4 chén là vừa đủ.

Hai cách trên là với bàn trà nhỏ quây quần và thường là rót lần đầu rồi chuyển chén mời trà.

Cầm chén uống trà: 

Cách cầm chén uống trà thông dụng nhất gọi là Tam long giá ngọc“, theo đó dùng ngón tay cái và ngón trỏ để giữ hai mép/ thành chén, ngón giữa vòng xuống đỡ đáy chén. cách uống này chỉ dùng một tay, khi uống trà không bị nóng tay, lưng bàn tay che miệng người uống một cách lịch sự, dáng cầm chén cũng rất đẹp.

cầm chén uống trà

Phương pháp pha trà

Bàn về phương pháp pha trà của người Việt và Trung Quốc – nếu không nói đến cách uống trà đơn giản phổ biến hàng ngày của người Việt, mà bàn thêm đến yếu tố nghệ thuật thưởng trà – thì có nhiều nét giao thoa, tương đồng. Trước tiên là trà cụ, cũng đều có khay trà, ấm trà, chén tống, chén quân…, rồi đến trà cũng có lục trà, bạch trà …

Phương pháp pha trà:

Cách pha trà có thể chia làm hai mức độ:

  • Mức cơ bản – chủ yếu là pha trà bằng các bước cơ bản để có chén trà ngon.
  • Mức công phu, nghệ thuật – pha trà và dưỡng/ chơi trà cụ (dưỡng ấm tử sa, thẩm hương, nuôi thiềm thừ, …).

phương pháp pha trà

Bài viết và đồ họa bản quyền của TraKinh.com. Vui lòng dẫn nguồn khi sử dụng lại.

Quy trình sản xuất các loại trà

Các loại trà khác nhau chủ yếu do các phương pháp chế biến khác nhau. Sau đây là tóm tắt quy trình chế biến các loại trà: Bạch trà, Lục trà, Ô Long trà, Hồng trà, Phổ Nhĩ trà:

Quy trình sản xuất các loại trà

Quy trình sản xuất các loại trà

Hồng trà

Hồng Trà bắt nguồn từ Trung Quốc vào thời nhà Minh, và được tạo ra tại khu vực núi Vũ Di tỉnh Phúc Kiến, với tên gọi là “Chính Sơn Tiểu Chủng”.

Chính Sơn Tiểu Chủng Hồng Trà được sản xuất bởi Gia tộc Giang Thị tại Vũ Di Sơn, thôn Đồng Mộc, đến nay đã có lịch sử hơn 400 năm.

Tên gọi Hồng Trà xuất phát từ nước trà có màu nâu đỏ sau khi pha. Hồng trà còn có tên gọi là Black Tea (theo tiếng Anh) do trà có màu đen.

Loại trà này được tạo nên từ quá trình lên men ( oxy hóa toàn phần 100%) búp, lá trà để chúng chuyển hóa từ màu xanh lục sang màu nâu sậm hoặc màu đen

Các loại Hồng Trà tại Trung Quốc:

Cơ bản có một số loại Hồng trà lớn được phân loại dựa vào các phương pháp gia công chế biến và hình thái trà thành phẩm và hình thái trà phẩm khác nhau:

hồng trà

1.Tiểu Chủng Hồng Trà : là loại Hồng Trà lâu đời nhất, nguồn gốc để biến tấu ra các loại khác. Tiểu Chủng Hồng Trà được phân chia thành Chính Sơn Tiểu Chủng và Ngoại Sơn Tiểu Chủng

  • Chính Sơn Tiểu Chủng được sản xuât tại Trấn Đồng Mộc Quan, Thôn Tinh, Vũ Di Sơn, Phúc Kiến. còn có tên gọi là Đồng Mộc Quan Tiểu Chủng”.
  • Ngoại Sơn Tiểu Chủng được sản xuất chủ yếu tại các vùng khác của Phúc Kiến, Thản Dương, Cổ Điền, Sa huyền. Ngoại Sơn Tiểu Chủng đều dựa vào chất lượng của Chính Sơn Tiểu Chủng mà chế biến.

2. Công Phu Hồng Trà : Loại Hồng Trà vô cùng đặc biệt, được làm từ nguyên liệu búp trà non mềm, sau khi thành phẩm trà được cuốn lại một cách chặt chẽ, kích thước đều đặn, màu sắc đen bóng, nồng hậu, vị dịu mà ngọt nồng, màu sắc lá trà và nước trà sau khi được pha có màu đỏ tươi sáng ngời, mang trong mình phẩm chất đặc biệt.

Công Phu Hồng Trà là sản phẩm đặc biệt của Trung Quốc và cũng là sản phẩm xuất khẩu truyền thống. Ở Trung Quốc có mười mấy tỉnh sản xuất Công Phu Hồng Trà ( bao gồm khu trồng trà chính là Tân Cương, Tây Tạng).

3. Hồng Toái Trà : là loại trà dựa trên hình dạng lá trà chế biến thành phẩm mà gọi tên, trà vụn, trà phiến, mạt trà. Nơi sản xuất phân bố tương đối rộng từ Vân Nam, Quảng Đông, Hải Nam, Quảng Tây.

4. Tốc Dung Hồng Trà : là sản phẩm lá trà gia công, dùng nguyên liệu lá trà thuần tự nhiên, sau khi được hong khô sẽ được xay thành bột trà mịn, được phun sương để vo thành viên sau đó hong khô rồi đóng hộp.

5. Mã Biên Công Phu : là sản phẩm mới của Hồng Trà, do xưởng trà Kim Tinh Mã Biên ở Tứ Xuyên sáng tạo ra, tuyển chọn từ nguồn nguyên liệu lá trà nhỏ Tứ Xuyên ở độ cao 1200 – 1500 trên mực nước biển, kết hợp với công nghệ chế biến Công Phu Hồng Trà để sản xuât.

Điều kiện trồng Hồng Trà:

  • Khí hậu nhiệt đới hoặc cận nhiệt đới
  • Nhiệt độ không khí cao, có đủ lượng mưa
  • Tính Axit trong thổ nhưỡng tốt
  • Thổ những có tính thoát nước tốt

Vào mùa thu hoạch Hồng Trà, thì nhiệt độ trong ngày khô, ẩm cũng ảnh hưởng đến lá trà có chất lượng tốt hay không.

Tác dụng của Hồng trà:

  • Chất tannin trong hồng trà giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Phòng tránh một số bệnh về tim mạch, tiểu đường.
  • Giúp tinh thần tỉnh táo do có hàm lượng caffeine nhất định.
  • Lợi tiểu, giải độc, giảm nhiệt, sát trùng vết thương.
  • Ngăn ngừa sâu răng, giúp diệt khuẩn, cung cấp thêm các vitamin chống lão hóa, đẹp da, bảo vệ dạ dày.
  • Chất acid giúp tiêu hao bớt lượng mỡ thừa, chất chống oxy hóa EGCG giúp phòng ngừa ung thư.
  • Dưỡng tóc bóng đẹp…

Những lưu ý khi sử dụng hồng trà:

  • Không nên uống trà quá đặc, dễ làm hại cho dạ dày.
  • Nên uống sau khi ăn khoảng 1 tiếng, vì tránh làm cho một số hợp chất trong trà gây ra phản ứng hóa học, làm cản trở quá trình tiêu hóa thức ăn.
  • Tránh uống trà khi đói, vì trong trà có chứa nhiều acid tannic dễ làm tổn thương đến hệ tiêu hóa, sẽ gây buồn nôn và chóng mặt.
  • Tránh uống 3 tiếng trước khi đi ngủ, sẽ gây khó ngủ.
  • Không sử dụng hồng trà cho ngững người đang bị sỏi thận, đau dạ dày, ợ nóng, u bướu,
  • Không sử dụng cho phụ nữ trong thời kì kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và sau khi sinh.

Dịch, biên soạn từ nguồn tổng hợp.

Quy trình chế biến Hồng Trà

Chế biến Hồng trà được thực hiện theo các bước sau:

1.Làm héo : Trà được làm héo bởi ánh sáng mặt trời hoặc dùng nhiệt độ. Lá trà được làm héo đến độ héo phù hợp (lá trà co lại, mất đi độ sáng bóng, gân lá ở trạng thái trong suốt, lá mềm mại …)

quy trình chế biến hồng trà

2. Vò trà: Đây là bước quan trọng trong quy trình chế biến Hồng trà, quá trình vò trà đến khi nào nước trà chảy ra ngoài, trà đóng thành cục là được. Trước đây người ta vò trà thủ công (dùng chân, dụng cụ sử dụng sức người, sức nước), về sau (từ những năm 60 trở đi) dùng máy chạy điện để vò trà ở những xưởng sản xuất lớn.

3. Lên men: Trong Quy trình chế biến Hồng Trà – lên men là khâu rất quan trọng trong việc hình thành lên màu, hương và vị của Hồng Trà. Sau khi được vò xong, lá trà được cho vào rổ, rồi được siết và ấn chặt lại, sau đó dùng vải ẩm phủ lên trên để làm gia tăng độ ẩm và nhiệt độ lên lá trà, thúc đẩy quá trình lên men, cũng như Enzym hoạt động, rút ngắn thời gian lên men. Thường sau 5 đến 6 tiếng gân lá hiện màu hồng nâu.

Mục đích của việc lên men là khiến cho các hoạt chất Polyphenol trong trà bị Oxy hóa dưới tác động của Enzym, khiến cho màu xanh lá trà biến thành màu đỏ. Trà đã vò nhàu thường được cho vào trong thùng hoặc kho để lên men.

3. Hong khô : Lá trà sau khi được lên men, sẽ được rải đều lên sàng, sau đó treo sàng đó lên trên cao rồi dùng gỗ Tùng loại còn hơi tươi đốt để hong khô trà, trà sẽ được hong khô bởi khói và nhiệt. Hong khô trà cần nhiệt độ lửa cao một chút, khoảng 80 °C là tốt nhất, nhiệt độ cao có thể ngăn chặn nấm men phát triển, khiến cho men không bị cao quá, trà cũng không bị ám muội.

4. Hong khô lại : Trà là thuộc loại dễ hấp thụ độ ẩm, trước khi đem Hồng trà bán người ta thường tiến hành hong khô lại thêm một lần nữa, giúp cho trà lưu lại những tố chất tốt nhất trong trà,

Trà Phổ Nhĩ Việt

Phổ Nhĩ là loại trà đặc biệt, đắt tiền mà giới sành trà, yêu trà đều ưa thích. Từ xưa, trà Phỗ Nhĩ nổi tiếng được sản xuất bằng phương pháp lên men ở Phổ Nhĩ, Vân Nam, Trung Quốc, nơi có giống chè Shan Tuyết cổ thụ mọc trên những vùng núi có độ cao trên 1300 m.

Về sau, các nhà sản xuất trà và thương lái ở Trung Quốc đã phát hiện ở vùng Tây Bắc Việt Nam cũng có giống chè Shan Tuyết cổ thụ tương tự ở Phổ Nhĩ và tìm thu mua mang về Trung quốc để chế biến thành trà Phổ Nhĩ.

Vì sao giống chè Shan Tuyết ở vùng Tây Bắc Việt Nam (Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang) tương tự giống chè Shan Tuyết ở Phổ Nhĩ?

Vùng Phổ Nhĩ thuộc Vân Nam Trung Quốc cùng nằm trong khoảng vĩ độ 22 cùng với Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang, khá tương đồng về cao độ và cả thời tiết trung bình trong năm. Phổ Nhĩ chỉ cách Mường Tè – Lai Châu khoảng 150 km và cách Lào Cai khoảng 300 km.

Các khu vực có chè Shan Tuyết cổ thụ ở Phổ Nhĩ – Vân Nam và ở Lai Châu, Sơn La, Lào Cai, Hà Giang vùng Tây Bắc tuy rằng ở hai quốc gia nếu xét về biên giới, nhưng lại khá gần nhau, tương đồng về Vĩ độ, khí hậu, địa lý, đều nằm ở độ cao trên 1300 m, nên chất lượng chè tương tự nhau.

Trà Phổ Nhĩ Việt

Phổ Nhĩ tương đồng Vĩ tuyến, khí hậu, độ cao với Lai Châu, Lào cai, Hà Giang và chỉ cách Mường Tè 150 km.

Giống chè Shan Tuyết cổ thụ ở Tây Bắc, Việt Nam và Phổ Nhĩ, Vân Nam Trung Quốc

Với việc sử dụng chè Shan Tuyết cổ thụ ở vùng Tây Bắc, áp dụng phương pháp thu hoạch, chế biến trà theo cách chế biến công phu như tại Phổ Nhĩ, Trung Quốc, trà Phổ Nhĩ Việt được chế biến từ Shan Tuyết cổ thụ Tây Bắc có chất lượng như Phổ Nhĩ Vân Nam.

Trà Phổ Nhĩ Việt

Cổ Mộc Trà – dòng trà Phổ Nhĩ Việt được chế biến công phu từ giống chè Shan Tuyết cổ thụ Tây Bắc

Bài viết nghiên cứu của TraKinh.com. Vui lòng ghi rõ “Nguồn: trakinh.com” khi sử dụng lại nội dung.

Quy trình chế biến trà Ô Long

Để có loại trà Ô Long thành phẩm, các nhà sản xuất phải thực hiện quy trình chế biến trà Ô Long như sau:

  1. Thu hoạch

Khi hái lá để chế biến Ô Long, người hái trà chờ cho đến khi chồi trên cây trà đã mở và dày lên. Tùy thuộc vào hình dạng dự định của sản phẩm cuối cùng, người hái sẽ ngắt bất cứ nơi nào từ ba đến năm lá cùng một lúc. Lý do để hái những chiếc lá già hơn, dày hơn là vì chúng có khả năng chịu đựng được quá trình nhào và tạo hình mãnh liệt theo quy trình sản xuất Ô long.

2. Làm héo
Ô long thường được làm héo dưới ánh mặt trời hoặc trong ánh sáng khuếch tán dưới bóng râm di động ngoài trời. Một khi lá bị bầm, quá trình héo tiếp tục, thường ở trong nhà. Quá trình héo thay đổi tùy từng nhà sản xuất, nhưng mục tiêu của làm héo là như nhau: chuẩn bị lá để xử lý thêm bằng cách làm cho chúng mềm. Lá trà bị héo cho phép hương thơm phát triển.

3. Bầm tím 
Bước xử lý riêng biệt trong quy trình chế biến trà Ô Long là bầm tím. Mục tiêu của việc làm bầm lá là để bắt đầu quá trình oxy hóa. Để làm như vậy, tùy thuộc vào loại trà và người sản xuất, lá sẽ bị cán, rung hoặc thậm chí cuộn tròn.

Khi lá bị bầm, các thành tế bào trong phần bị bầm của lá bị phá vỡ, bắt đầu quá trình oxy hóa. Các lá sau đó được để khô héo và oxy hóa trước khi bị bầm tím thêm. Quá trình lặp lại này tiếp tục cho đến khi đạt được mức độ oxy hóa mong muốn.

Trà Ô long thường được gọi là trà bán oxy hóa và như vậy có thể được thực hiện ở một loạt các mức độ oxy hóa. Các loại trà Ô long bị oxy hóa từ10% đến khoảng 90% tùy theo loại từ xanh nhất đến gần đen.

4. Diệt men
Một khi mức độ oxy hóa mong muốn đạt được bằng cách liên tục làm bầm lá và cho phép chúng khô héo, chúng được làm nóng để ngăn chặn quá trình oxy hóa tiếp theo. Hầu hết Ô Long được cố định bằng không khí nóng trong lò sấy.

5. Định hình
Theo truyền thống, Ô long được xử lý thành hai hình dạng khác nhau: hình dạng nửa quả bóng (còn được gọi là hình dạng viên) và hình dạng dải (còn được gọi là hình dạng sọc).

Những Ô Long dạng viên được tạo hình bằng cách sử dụng quy trình lặp được gọi là nhào vải bọc, trong đó lá trà được bọc trong vải và nhào. Khi điều này được thực hiện, các lá kết lại với nhau và tạo thành một quả bóng chặt chẽ. Khối lá được nhẹ nhàng tách ra và sau đó nhào vào vải một lần nữa. Quá trình này có thể diễn ra trong nhiều giờ.

Ô long hình dải được cuộn bằng tay hoặc bằng máy mà không sử dụng vải. Chúng được xoắn theo chiều dài thay vì cuộn thành một quả bóng. Trong quá trình cuộn, lượng áp lực tác động lên lá được theo dõi cẩn thận để lá không bị xé toạc.

6. Sấy khô và rang
Trà Ô Long được sấy khô lần đầu trong các lò sấy để làm khô lá từ từ. Điều này thường được gọi là sấy lần đầu.

Quá trình sấy thứ hai, còn được gọi là rang. Rang được thực hiện để tăng hương vị trà và giúp bảo quản được lâu hơn và là bước cuối cùng quy trình chế biến trà Ô Long

quy trình chế biến trà Ô Long

Những chiếc ấm tử sa đắt nhất

Ấm tử sa là trà cụ không thể thiếu cho những người thích uống trà ở tầm nghệ thuật. Ấm tử sa là loại ấm uống trà đặc biệt, là trà cụ, là đồ sưu tầm, là tài sản, ….

Những chiếc ấm tử sa đắt nhất

Chiếc ấm tử sa Nghi Hưng chế tác năm 1948 bởi nghệ nhân – bậc thầy về ấm tử sa Gu Jingzhou, được khắc thư pháp bởi Wu Hufan đã được đấu giá với mức giá 2 triệu USD tại cuộc đấu giá ở Bắc Kinh, Trung Quốc tháng 5 năm 2010. Đây là ấm dáng Thạch Biều Tử, trên ấm được khắc thư pháp Trung quốc, gọi là Đề Bích.

ấm tử sa đắt nhất

Image Courtesy China Garden Auction as featured in China Cool Art

Một chiếc ấm khác cũng được chế tạo bởi nghệ nhân Gu Jingzhou đã được đấu giá 1,32 triệu đô la mỗi chiếc vào tháng 11 năm 2013 trong cuộc đấu giá tại Bonhams Hồng Kông. Cũng là ấm khá giống dáng Thạch Biều.

ấm tử sa

Image Courtesy Bonhams Auction House

Cố Cảnh Chu (Gu Jingzhou 1915 -1996) sống tại Nghi Hưng, là một nghệ nhân gốm Trung Quốc, bậc thầy chế tác ấm trà tử sa. Ông là người sáng lập và Phó Giám đốc Nghiên cứu và Công nghệ tại Nhà máy Số 1 Nghi Hưng (Number One Yixing Factory). Ông đã được trao danh hiệu “Bậc thầy của nghệ thuật công nghiệp Trung Quốc”, được vinh danh là Đại sư của nghệ thuật chế tác ấm tử sa đương đại.

Các dòng ấm tử sa sở trường của nghệ nhân Cố Cảnh Chu là dòng ấm Thạch Biều, Báo Xuân Mai, dáng ấm Như Ý…

Khai ấm tử sa

Đặc tính của ấm tử sa là thành ấm có rất nhiều khổng khí, khi các khổng khí nay được mở đúng cách thì có tác dụng giúp ấm pha trà ngon hơn, trà để cả ngày trong ấm cũng không bị thiu trà… Do vậy, sau khi lựa chọn được một chiếc ấm trà Tử Sa mới, cần phải thực hiện một số bước (còn gọi là khai ấm tử sa) như sau để bắt đầu sử dụng chiếc ấm quý:

Bước 1: Rửa sạch ấm bằng nước (lạnh hoặc ấm nóng) với cọ mềm hoặc rửa bằng vòi nước để làm sạch bụi bẩn.

Bước 2: Đây là bước cần thiết trong quy trình “Khai ấm tử sa”. Bỏ ấm trà và nắp vào một cái nồi sạch, đổ ngập nước rồi đun nhỏ lửa khoảng 60 phút. Bước thứ 2 này giúp khử mùi đất, tẩy sạch các bụi bẩn mà bước 1 chưa làm sạch, và khử trùng cho ấm. Sau khi đun xong, để ráo và lau khô bằng khăn sạch. Ấm tử sa đã có thể sử dụng. Bước thứ hai này còn gọi là “Dung hòa ấm”

Bước 3:  Tiếp tục bỏ ấm trà và nắp vào một cái nồi sạch, đổ ngập nước, cho thêm một miếng đậu phụ vào rồi đun nhỏ lửa khoảng 90 phút. Mục đích của việc phân giải ấm chính là phân giải các chất còn lại tồn dư trong ấm. Trong đậu phụ có chất thạch cao nhưng rất lành tính.có thể thực hiện nhiệm vụ phân giải. Bước này gọi là bước “Phân giải ấm”.

Bước 4: Sau bước “Phân giải ấm”, tiếp tục đun ấm cùng với vài que mía trong một khoảng thời gian. Chất đường thiên nhiên của mía sẽ từ từ thấm vào trong thành ấm và có thể tư nhuận ấm. Bước này gọi là “Tư nhuận ấm”.

Bước 5: Nếu bạn là người thích thưởng trà “công phu” hơn, cần thực hiện tiếp bước thứ 5: Luyện ấm bằng trà. Bước này dành cho người muốn mỗi ấm trà của mình chỉ pha một loại trà duy nhất.

Tiếp tục cho ấm tử sa vào một cái nồi nước cùng với loại trà mà bạn muốn dùng riêng cho ấm đó, đun trong 90 phút. Mục đích của bước này là sau khi luyện là giúp cho ấm trà ngấm hương trà, chiếc ấm tử sa đó chỉ dùng để pha một loại trà duy nhất. Sau khi đun xong, để ráo và lau khô bằng khăn mềm sạch để bắt đầu sử dụng. Bước cuối cùng của quá trình khai ấm này gọi là “Tái sinh ấm”

Khai ấm tử sa

Lưu ý: Nên dùng nước sạch như nước lọc để đun. Chỉ đun nhỏ lửa trong các bước để tránh làm ấm di chuyển làm sứt mẻ ấm và nắp ấm. Không dùng các hóa chất tẩy rửa khi làm sạch ấm. Không dùng các loại lưới rửa bằng kim loại hay giấy nhám, vật cứng để chà rửa ấm.

Sau khi khai ấm, bạn có thể bắt đầu sử dụng ấm tử sa để pha trà và thưởng trà.

Nguồn bài viết từ website Ngự Trà

 

Ấm tử sa

Ấm tử sa xuất hiện vào thời nhà Minh ở Trung Quốc. Theo Trà kinh của Lục Vũ, từ thời nhà Đường (618-907), người ta hay dùng trà bánh hoặc trà bột, đun và pha trà trong một cái nồi. Đến thời nhà Tống (920-1280), ngoài sử dụng trà bánh, trà bột ra, còn sử dụng trà lá khô như hiện nay.

Nhưng phải đến thời nhà Minh thì việc chế tạo ấm pha trà và uống trà bằng chén nhỏ mới bắt đầu. Những chiếc ấm trà và chén uống trà lúc bấy giờ đã gắn liền với địa danh nổi tiếng sản xuất ấm là Nghi Hưng – chuyên sản xuất các loại ấm đất bằng loại đất sét tử sa với nhiều kiểu dáng, kích thước lớn nhỏ, màu sắc khác nhau cho tới tận ngày nay – gọi là ấm tử sa.

Ấm tử sa là một loại ấm pha trà được làm bằng đất đặc biệt. Ấm tử sa được nung ở nhiệt độ cao trên 1000 độ và không tráng men. Ấm được gọi là tử sa vì loại ấm này được chế tạo từ đất sét tử sa và thường có màu tím, xuất phát từ vùng Nghi Hưng, Trung Quốc.

ấm tử sa

Ngoài vẻ đẹp trầm mặc, cổ điển, được chế tác thủ công bởi các nghệ nhân từ các loại đất đặc biệt và hiếm, ấm tử sa còn giúp trà khi pha trong ấm được ngon hơn so với các loại ấm thông thường do một số công dụng, tính chất đặc biệt khác của ấm:

  • Đất tử sa để làm ấm tử sa được luyện từ quặng thô nguyên khoáng mà thành. Loại đất này có cấu trúc và thành phần cấu tạo gồm oxit sắt, silic, mica, kaolinite cùng nhiều khoáng chất khác trong đó oxit sắt là thành phần chủ yếu, chỉ có vùng Nghi Hưng mới có. Chính nhờ thành phần cấu tạo đặc biệt này mà những chiếc ấm trà tử sa Nghi Hưng luôn có những phẩm chất đặc biệt, ưu điểm rất tuyệt vời, pha trà cho nước ngon hơn.
  • Kết cấu chất đất tử sa có nhiều bóng khí kép siêu nhỏ bên trong, nên thành ấm tử sa  cách nhiệt, giữ nhiệt tốt và có khả năng hút tinh trà, hương trà vào ấm, sau một thời gian sử dụng lâu đổ nước sôi trắng vào vẫn có mùi trà. Đây là điểm khác biệt mà các loại ấm trà khác không thể có.
  • Ấm tử sa giữ được hương trà lâu dài và không làm hương trà bị nồng, đặc biệt có tác dụng ngâm hãm trà cho màu sắc và hương vị ngon.
  •  Chất đất tử sa có khả năng truyền nhiệt chậm, nên nó giữ nhiệt tốt. Bên trong ấm nước đủ nóng pha trà nhưng cầm bên ngoài không bị bỏng rát.
  • Ấm tử sa có tố chất chịu nhiệt, sự thay đổi nhiệt chênh lệch nóng lạnh nhanh hay tiết mùa đông (ở những vùng rất lạnh) dùng nước nóng cũng không dễ làm ấm bị nứt vỡ.

Từ xưa, cổ nhân đã nêu bảy ưu điểm của ấm tử sa như sau:

  1. Chế nước sôi vào không làm trà mất hương vị, sắc hương còn nguyên
  2. Ấm trà dùng lâu, chế nước sôi không có trà cũng ra mùi trà
  3. Trà vị không bị biến chất
  4. Chịu nhiệt cao, mùa đông tháng giá đổ nước sôi vào không bị nứt
  5. Ít truyền nhiệt, cầm vào không phỏng tay
  6. Dùng càng lâu càng lên nước, da ấm bóng lộn
  7. Có nhiều màu đẹp khác nhau, dễ lựa chọn

Giá trị của một chếc ấm tử sa phụ thuộc vào các yếu tố: chất liệu đất quý hiếm làm ấm, tên tuổi nghệ nhân làm ấm và kiểu dáng riêng của nó.

Xem “Các loại đất làm ấm tử sa

error: Content is protected !!